Nội dung text Đề 7 - Phát triển đề tham khảo BGD môn Lịch Sử năm 2025.doc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 7 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tháng 9 – 1948, quốc gia nào sau đây ở Đông Bắc Á được thành lập và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Hàn Quốc. B. Việt Nam. C. Triều Tiên. D. Thái Lan. Câu 2. Thế kỉ XV, quân dân triều đại nào sau đây đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh? A. Lý. B. Hồ. C. Trần. D. Đinh. Câu 3. Năm 1945, quốc gia nào sau đây gia nhập Liên hợp quốc? A. Anh. B. Việt Nam. C. Hàn Quốc. D. Đức. Câu 4. Quốc gia nào sau đây là thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Mi-an-ma. B. Bru-nây. C. Xin-ga-po. D. Cam-pu-chia. Câu 5. Nội dung nào sau đây là bối cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Xu thế khu vực hoá xuất hiện, ngày càng phát triển mạnh mẽ. B. Các nước Đông Nam Á đã hoàn thành công nghiệp hóa. C. Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện, ngày càng phát triển mạnh mẽ. D. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh. Câu 6. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. B. Thực dân Pháp đầu hàng phát xít Đức. C. Thực dân Anh bị mất hết thuộc địa. D. Chế độ phong kiến bị hoàn toàn sụp đổ. Câu 7. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) nhằm mục đích nào sau đây? A. Xóa bỏ chế độ cộng hoà. B. Thống nhất ba nước Đông Dương. C. Bảo vệ độc lập, chủ quyền. C. Thủ tiêu chế độ thực dân kiểu mới. Câu 8. Trong thời kì 1954-1960, phong trào nào sau đây đã làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm? A. Đồng khởi. B. Cần vương. C. Dạy tốt. D. Học tốt. Câu 9. Nội dung nào sau đây là kết quả công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam (từ năm 1986 đến nay)? A. Thành công bước đầu. B. Hoàn toàn thất bại. C. Hoàn toàn thành công. D. Thất bại về chính trị. Câu 10. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1918 – 1930)? A. Sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. B. Liên hệ với lực lượng Đồng minh. C. Thành lập Việt Nam Quang phục Hội. D. Thành lập Hội Chấn Hoa Hưng Á. Câu 11. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Kí Hiệp định Pari với Hoa kỳ. B. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. C. Kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp. D. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. Câu 12. Năm 1910, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Học tập tại trường Quốc Học Huế. B. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Dạy học tại trường Dục Thanh. D. Thành lập Mặt trận Việt Minh. Câu 13. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã A. đưa nước Nga ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới. B. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế. C. lật đổ được Chính phủ tư sản lâm thời. D. giải phóng các dân tộc khỏi t chủ nghĩa tư bản. Câu 14. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) của nhà Nguyễn thất bại là do A. sự phản bội ngay từ đầu của vua quan. B. không có thái độ kiên quyết chống Pháp ngay từ đầu. C. nhân dân không cùng triều đình đứng lên chống Pháp. D. không có đường lối kháng chiến đúng đắn. Câu 15. Quyết định nào sau đây của Hội nghị I-an-ta (2-1945) đã góp phần thúc đẩy Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng kết thúc? A. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật.
B. Thành lập tổ chức Hội quốc liên nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. C. Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng. D. Khôi phục lại nền kinh tế thế giới sau khi chiến tranh kết thúc. Câu 16. Trong giai đoạn 1979 – 1991, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đối đầu, căng thẳng vì lí do nào sau đây? A. Tác động từ cục diện hai cực, hai phe. B. Tác động của chiến tranh thế giới. C. Mặt trái của xu thế toàn cầu hoá. D. Mâu thuẫn Đông – Tây xuất hiện. Câu 17. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), thắng lợi nào sau đây quân dân Việt Nam đã khai thông con đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa? A. Chiến dịch Hồ Chí Minh. B. Chiến thắng Núi Thành. C. Chiến dịch Biên giới. D. Chiến thắng Bình Giã. Câu 18. Trong đường lối Đổi mới (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chọn đổi mới kinh tế là trọng tâm vì lí do nào sau đây? A. Nền kinh tế đất nước đang khủng hoảng trầm trọng. B. Nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng. C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển vượt bậc. D. Đất nước chưa có sự thống nhất về mặt nhà nước. Câu 19. Nội dung nào sau đây là mục đích hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX? A. Tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài chống phong kiến, cải cách đất nước. B. Tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài chống Pháp, giành độc lập dân tộc. C. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. D. Tạo cơ sở pháp lí để nhân dân kháng chiến chống Pháp. Câu 20. Trong thời kì 1954 - 1975, Hồ Chí Minh có cống hiến nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Xây dựng đường lối cho công cuộc Đổi mới đất nước. B. Tham gia chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. C. Hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. D. Góp phần mở đầu hoạt động đối ngoại Đảng của Việt Nam. Câu 21. Quá trình hình thành của Trật tự hai cực I-an-ta có đặc điểm nào sau đây? A. Là hệ quả trực tiếp của xu thế hoà hoãn Đông - Tây. B. Bắt đầu diễn ra từ khi chiến tranh thế giới kết thúc. C. Chịu sự tác động, chi phối trực tiếp của Liên hợp quốc. D. Có sự thoả hiệp giữa các cường quốc vì lợi ích quốc gia. Câu 22. Thực tế vấn đề thời cơ trong Cách mạng tháng Tám (1945), Tổng tiến công và nổi dậy Xuân (1975) ở Việt Nam đều cho thấy A. kẻ thù của cách mạng cũng là kẻ thù chung của loài người tiến bộ bị tiêu diệt hoàn toàn. B. quá trình vận động làm suy yếu kẻ thù của lực lượng cách mạng thúc đẩy thời cơ chín muồi. C. thời cơ chủ yếu dựa vào những yếu tố khách quan do lực lượng cách mạng tạo lực lập thế. D. bên cạnh sự xuất hiện của thời cơ cũng đồng thời nguy cơ lớn cho lực lượng cách mạng. Câu 23. Thắng lợi bước đầu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay cho thấy A. sự thay đổi trong nhận thức về kinh tế thị trường là tiến bộ chung của nhân loại. B. hoàn thành xây dựng nông thôn mới có vai trò quyết định trong giữ gìn hoà bình. C. xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân là yếu tố tiên quyết trong phát triển kinh tế. D. chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay. Câu 24. Nội dung nào sau đây là đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho cách mạng Việt Nam trong thời kì 1930 - 1945? A. Lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. Phác thảo và hoàn thành hai ngọn cờ độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội cho dân tộc. C. Lãnh đạo hoàn thành triệt để nhiệm vụ tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng. D. Phác thảo và từng bước hoàn chỉnh, bổ sung đường lối chiến chiến lược cách mạng. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tự liệu sau đây: “Trải qua hơn 40 năm, “Trật tự hai cực Ianta” đã từng bước bị xói mòn: thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tạo ra một “đột phá” đối với trật tự này là đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buộc phải từ bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc,
[…]; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi căn bản bộ mặt của khu vực Á – Phi – Mĩ latinh mà theo “khuôn khổ Ianta” thuộc ảnh hưởng truyền thống của Mĩ và các nước phương Tây; sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Nhật Bản, Tây Âu dẫn đến việc hai trung tâm kinh tế - tài chính là Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh với Mĩ (trước đây Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của cả thế giới) v.v… ". (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.417). a) Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 thể hiện sự suy yếu và sụp đổ của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh lạnh. b) Sự lớn mạnh của các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị góp phần dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của Trật tự hai cực I-an-ta. c) Sự hình thành và tồn tại của trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh cho thấy sự phân tuyến triệt để giữa hai hệ thống xã hội đối lập. d) Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển của Nhật Bản, Tây Âu góp phần hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của đường lối gương cao ngọn cờ dân tộc, dân chủ của Đảng, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc. […]. Đó là thắng lợi của đường lối đấu tranh kiên quyết và khôn khéo sử dụng các loại hình bạo lực cách mạng, kết hợp chính trị và vũ trang, lấy lực lượng chính trị của quần chúng giữ vai trò quyết định; kết hợp nông thôn và thành thị, kết hợp các loại hình thức đấu tranh hợp pháp và không hợp pháp, từ thấp lên cao, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa”. (Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.62, 63). a) Cách mạng tháng Tám sử dụng bạo lực cách mạng, coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến hơn chống đế quốc. b) Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. c) Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám có sự kết hợp hài hoà giữa địa bàn nông thôn và thành thị, mở ra kỷ nguyên giải phóng xã hội, giải phóng con người. d) Cách mạng tháng Tám có tính chất dân tộc điển hình vì đã xây dựng được một hình thức chính quyền nhà nước rộng rãi hơn chính quyền công nông. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội". (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.204-205). a) Nền kinh tế thị trường là thành tựu về cơ sở lí luận cũng như trên thực tiễn đã được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. b) Nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa được Việt Nam thực hiện ngay sau đại thắng mùa Xuân năm 1975. c) Về bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thành tựu chung của nhân loại được phát triển linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam. d) Xây dựng nền kinh hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước đã hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Câu 4. Cho những thông tin trong bảng sau đây: Thời gian Sự kiện 1917-1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp. Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và bỏ phiếu tán thành việc
gia nhập Quốc tế Cộng sản. Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Thảng 6/1923 Nguyễn Ái Quốc từ Pháp đến Liên Xô, tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản. Tháng 7/1925 Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. a) Bảng thông tin trên đề cập đến hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỉ XX. b) Nguyễn Ái Quốc đã đứng trên lập trường của chiến sĩ cộng sản khi tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp. c) Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc 20 năm đầu thế kỉ XX thể hiện tinh thần yêu nước, góp phần xác lập khuynh hướng cách mạng mới ở Việt Nam. d) Những hoạt động đối ngoại Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.