Nội dung text Chuyên đề 08. DI TRUYỀN QUẦN THỂ GPNN – QT TỰ THỤ PHẤN.pdf
3 DI TRUYỀN QUẦN THỂ GPNN – QT TỰ THỤ PHẤN Quần thể Di truyền quần thể Một tập hợp các cá thể cùng loài, trải qua một quá trình lịch sử, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, có thể sinh sản ra thế hệ sau hữu thụ. + QT ngẫu phối + QT giao phối gần/tự thụ phấn Một lĩnh vực của di truyền học, nghiên cứu: + Tần số allele + Tần số kiểu gene + Yếu tố tác động làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene đó. A. TÓM TẮT KIẾN THỨC DI TRUYỀN QUẦN THỂ 1. DT Quần thể giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối/giao phối tự do) ĐẶC TRƢNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ - Đặc trưng vốn gene: + Mỗi quần thể thường có một vốn gene riêng. + Vốn gene là tập hợp các loại allele của tất cả các gene trong mọi cá thể của một quần thể tại một thời điểm xác định. - Đặc trưng về tần số allele + Trong một loài, quần thể khác nhau có TS alelle riêng. + Tần số allele của một gene là tỉ số giữa số lượng một loại allele trên tổng số các loại allele của gene đó trong quần thể. - Đặc trưng về tần số kiểu gene. + Trong một loài, quần thể khác nhau có TS kiểu gene riêng. + Tần số kiểu gene là tỉ số giữa số lượng cá thể có cùng kiểu gene trên tổng số cá thể có trong quần thể. Quần thể có nhiều loại allele và tần số các kiểu gene dị hợp tử cao được gọi là quần thể đa dạng di truyền (hay đa hình di truyền). Quần thể có độ đa dạng di truyền càng cao thì càng có khả năng thích nghi với sự biến động của môi trường. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định và thời điểm nhất định. Các cá thể có thể tự do giao phối nhau để sinh ra thế hệ con sinh sản được và được cách li ở một mức độ nhất định với quần thể lân cận khác. QTGP: - Tập hợp các cá thể cùng loài - Cùng không gian - Cùng thời điểm - Các cá thể giao phối tự do và cách li với QT lân cận
4 - Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh sản. Vì vậy quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản và đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên. - Chính vì các cá thể giao phối tự do nên sinh ra nhiều biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống. Trong quần thể giao phối thì có số lượng cá thể lớn, số gene trong kiểu gene của cá thể rất lớn (ví dụ: người có khoảng 50.000 gen) và mỗi gene có nhiều allele, nên quần thể rất đa hình về kiểu gene và dẫn đến đa hình về mặt kiểu hình (nên khó mà tìm thấy 2 cá thể giống hệt nhau, trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng). QTGP: - Các cá thể phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh sản - Dễ phát sinh nhiều biến dị tổ hợp → cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. - QT đa hình về KG và KH. Vì: + Số gene trong kiểu gene của cá thể rất lớn + QT có số lượng cá thể lớn - Trong quần thể ngẫu phối nếu không chịu tác động các nhân tố tiến hóa (đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên) thì khi cân bằng di truyền, tần số kiểu gene (tỉ lệ kiểu gene hay thành phần kiểu gen) duy trì không đổi qua các thế hệ và tần số tương đối các allele (tỉ lệ các alelle ) cũng không đổi. + Cấu trúc di truyền cân bằng trong trường hợp 1 gene có 2 allele (cũng chính là cấu trúc di truyền cân bằng của Hardy-Weinberg). [p(A) + q(a)]2 = 1 p 2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 (với p, q lần lượt là tần số của allele A, a) QTGP: P = x AA : y Aa : z aa Không chịu tác động các NTTH: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên 1. Nếu P mà CBDT tức là P có dạng: p 2 AA : 2pq Aa : q2 aa Thì Fn giống hệt như P = x AA : y Aa : z aa ≡ p 2 AA : 2pq Aa : q 2 aa 2. Nếu P mà chưa CBDT tức là P ≠ p 2 AA : 2pq Aa : q2 aa Cho P giao phối thì F1 mới CBDT và có dạng ≡ p 2 AA : 2pq Aa : q 2 aa và qua các thế hệ tiếp theo giống F1 + Cấu trúc di truyền cân bằng trong trường hợp 1 gene có 3 allele [p(IA ) + q(IB ) + r(IO ) ]2 p 2 I A I A + 2pr IA I O + q2 I B I B + 2qr IB I O + 2pq IA I B + r2 I O I O =1 (với p, q, r lần lượt là tần số của allele I A , IB , IO ) QTGP: P = x1 I A I A + x2 I A I O + x3 I B I B + x4 I B I O + x5 I A I B + x6 I O I O =1 Không chịu tác động các NTTH: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di