Nội dung text Bản GV - Bài tập theo bài học Hóa học 10 - CHƯƠNG 1.pdf
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa). 1 PHẠM HỮU HIẾU – HOÀNG TRỌNG KỲ ANH (Chủ biên) ĐẶNG TIẾN DŨNG – PHẠM XUÂN TÙNG – PHẠM NHẬT TÂN BÀI TẬP THEO BÀI HỌC CẤU TRÚC MỚI 2025 Đầy đủ cả năm HÓA HỌC 10 CHƯƠNG I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Biên soạn theo chương trình mới Dùng chung cho bộ sách: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa). 2 Bài 1: NHẬP MÔN HÓA HỌC PHẦN A: LÍ THUYẾT I. Đối tượng nghiên cứu của hoá học – Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng. – Đối tượng nghiên cứu của hoá học là chất và sự biển đổi của chất. 1. Chất – Đơn vị cơ bản nhất cấu tạo nên chất là nguyên tử. – Các nguyên tử liên kết với nhau để tạo thành phân tử. – Phân tử là hạt cơ bản nhất cấu tạo nên chất. – Cấu tạo quyết định đến tính chất (vật lý và hoá học) của chất, nên những hiểu biết về cấu tạo hoá học là đặc biệt quan trọng, góp phần dự đoán và giải thích tính chất của các chất. (a) Lá nhôm (b) Bình khí nitrogen (c) Cốc nước (d) Muối ăn Hình 1. Một số đơn chất và hợp chất Hình 2. Ba thể của bromine
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa). 3 2. Sự biến đổi của chất – Hoá học nghiên cứu về các phản ứng xảy ra trong tự nhiên. – Hoá học có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về chất và vật thể như vật lý, sinh học, địa chất. Hình 3. Biến đổi vật lí (Sự tan chảy của cây kem) Hình 4. Biến đổi hóa học (Nhúng đinh sắt vào dung dịch copper sulfate) II. Phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học 1. Phương pháp học tập hoá học (1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết; (2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm; (3) Phương pháp luyện tập, ôn tập; (4) Phương pháp học tập trải nghiệm.
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa). 4 2. Phương pháp nghiên cứu hoá học – Bao gồm: (1) Nghiên cứu lí thuyết; (2) Nghiên cứu thực nghiệm; (3) Nghiên cứu ứng dụng. – Phương pháp nghiên cứu hoá học thường bao gồm một số bước: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu; (2) Nêu giả thuyết khoa học; (3) Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng); (4) Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề. III. Vai trò của hoá học với đời sống và sản xuẩt 1. Trong đời sống – Hoá học về thuốc giúp chúng ta tìm và sản xuất được những loại thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn, ít độc tính hơn cũng như rẻ tiền hơn. Hình 5. Thuốc điều trị ung thư được chứa cytoplatin – Hoá học về mĩ phẩm giúp chúng ta biết cách lựa chọn hoặc tạo ra những chất có màu sắc đẹp và an toàn, có mùi hương thích hợp và tồn tại lâu hơn,... Hình 6. Một trong những thành phần quan trọng của nước hoa là ethanol