PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 1- TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO .docx

Chuyên đề 1: TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN Thời gian thực hiện: 10 tiết (5 tiết tập nghiên cứu một vấn đề, 2 tiết hướng dẫn viết báo cáo trình bày, 3 tiết trình bày) Tiết 1: Khởi động + Giới thiệu chung + Tìm hiểu một số khái niệm Tiết 2: Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian Tiết 3+4: Thu thập và xử lí thông tin về đề tài, vấn đề nghiên cứu Tiết 5+6: Cách triển khai báo cáo theo từng loại đề tài. Tiết 7: Thực hành viết theo quy trình (HS cần làm việc thêm ở nhà trong các tuần 6-8 để đảm bảo hoàn thành) Tiết 8: Hướng dẫn thuyết trình kết quả nghiên cứu về một vấn đề của VHDG Tiết 9: Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian Tiết 10: Đánh giá, rút kinh nghiệm, tổng kết về chuyên đề A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học này, học sinh sẽ: 1. Kiến thức - Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian. - Biết viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian. - Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề đọc hiểu và viết về văn học dân gian. - Biết thuyết trình về một vấn đề văn học dân gian. 2. Năng lực Sau bài học này, học sinh sẽ: Năng lực chung Năng lực đặc thù  NL giao tiếp, hợp tác:  ● 100% biết lắng nghe và có phản - 100% HS được phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua việc
hồi tích cực trong giao tiếp ● 75% biết phối hợp với bạn cùng nhóm, thực hiện công việc nhóm nhỏ; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân - NL tự chủ và tự học:  ● 80% biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc, viết bài giới thiệu trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết - 60-70% HS thực hành đọc, viết, giới thiệu về một vấn đề văn học dân gian. 3. Phẩm chất - Thật thà, trung thực trong việc lắng nghe, ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác và góp ý với sản phẩm của bạn, tích cực tham gia hoạt động trong tiết học,… - Biết yêu quý cái đẹp trong nghệ thuật, trân trọng những sáng tạo của bản thân và của người khác trong quá trình thực hành B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Phương tiện: SGK, SGV, bài giảng PPT, phiếu học tập và các tài liệu tham khảo. - Hình thức tổ chức: hình thức làm việc trên lớp theo nhóm, làm việc cá nhân. 2. Học sinh - Đồ dùng học tập, những đồ dùng cần thiết cho hoạt động - Chuẩn bị khác: HS chuẩn bị trước theo nhóm. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Thời gian: 10 phút - Mục tiêu:
+ 100% HS có tâm thế hứng thú, sẵn sàng tiếp cận bài học, kích hoạt tri thức nền về văn học dân gian + 90% HS có năng lực giao tiếp tiếng Việt - Nội dung: tri thức nền về VHDG. - Sản phẩm: học sinh trả lời tốt các câu hỏi phần khởi động - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra 5 hình ảnh, HS quan sát và cho biết những chi tiết, nhân vật này xuất hiện trong những tác phẩm văn học dân gian nào? (Ảnh 1: Cây khế) (Ảnh 2: Tấm Cám) KHỞI ĐỘNG - HS có sự liên hệ hiểu biết cá nhân với chuyện đề học tập. - HS có định hướng học tập, hình dung được sản phẩm học tập cần làm. - HS sẵn sàng làm việc theo nhóm học tập
(Ảnh 3: Thạch Sanh) (Ảnh 4: Sọ Dừa)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.