PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text TUẦN 1 - ÔN TẬP PHÉP CỘNG PHÉP TRỪ-T2..docx

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 BÀI: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: – Ôn tập phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ không quá một lượt) trong phạm vi 1 000. – Nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của của phép cộng qua các trường hợp cụ thể, GV khái quát bằng lời (chưa nêu tên tính chất). Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để tính toán hợp lí. – Nhận biết ba số gia đình, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; dựa vào sơ đồ tách – gộp số. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: 3 thanh chục và 17 khối lập phương (hoặc các mảnh bìa vẽ chấm tròn trong bài học); hình vẽ tóm tắt các bài Luyện tập 3, 4 và 5 (nếu cần). 2. Học sinh: 2 thanh chục và 5 khối lập phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Chơi trò chơi - GV cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”. - GV nêu ra các phép tính cho sinh nêu và thực hiện. - GV nhận xét tuyên dương HS nhanh nhất. - HS tham gia chơi. - HS thực hiện bảng con. - HS nhận xét.
2. Hoạt động Luyện tập (25 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, động não, cá nhân, nhóm, cặp đôi cả lớp. Bài 3: - GV gọi HS đọc đề bài. Bước 1: Tìm hiểu bài toán. - GV treo bảng phụ có viết đề bài (hoặc trình chiếu): - GV vấn đáp giúp HS xác định cái đã cho và cái phải tìm. + Đề bài cho biết gì? + Đề bài hỏi gì? - GV và HS cùng vẽ - GV vẽ trên bảng lớp. + Đội văn nghệ có bao nhiêu bạn nữ? - Chúng ta vẽ một đoạn thẳng biểu thị cho 27 bạn nhé (vẽ theo ô tập: 9 ô hoặc vẽ theo xăng-ti- mét: 9 cm). + Đội văn nghệ có bao nhiêu bạn nam? - Chúng ta vẽ một đoạn thẳng biểu thị cho 15 bạn nhé (vẽ theo ô tập: 5 ô hoặc vẽ theo xăng-ti- mét: 5 cm). - Các em chú ý vẽ hai đoạn thẳng có điểm bắt đầu thẳng cột với nhau nhé. + Đề bài hỏi gì? - Vẽ dấu ngoặc để biểu thị cả hai: - HS nhìn vào sơ đồ, nói vắn tắt những điều bài toán cho biết và câu hỏi của bài toán. * Bước 2: Tìm cách giải bài toán. - GV cho HS thảo luận nhóm. - Khi GV hỏi cách làm, HS chỉ cần thông báo - HS đọc và xác định yêu cầu đề bài. - HS đọc đề bài (hai HS đọc, cả lớp đọc thầm theo). + Đội văn nghệ có 27 bạn nữ và 15 bạn nam. + Đội văn nghệ có tất cả bao nhiêu bạn? - HS vẽ vào vào vở nháp. + 27 bạn + 15 bạn + Đội văn nghệ có tất cả bao nhiêu bạn? - HS thảo luận cách thức tính.
chọn phép tính nào và vì sao chọn (Ví dụ: Chọn phép tính cộng vì thực hiện thao tác gộp, …). * Bước 3: Giải bài toán. - GV cho HS làm việc nhóm vào bảng phụ và vở nháp. 27 + 15 = 42 * Bước 4: Kiểm tra lại. GV giúp HS kiểm tra: - Các số tham gia phép tính có đúng với đề bài không. - Phép tính có phù hợp với vấn đề cần giải quyết không. - Kết quả. - Câu lời giải hoặc câu trả lời. … - GV kiểm tra, nhận xét, chốt lại. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Cho HS thảo luận nhóm đôi theo 4 bước. - Khi GV hỏi cách làm, HS chỉ cần thông báo chọn phép tính nào và vì sao chọn (Ví dụ: Chọn phép tính cộng vì thực hiện thao tác gộp, …). Bước 1: Tìm hiểu bài toán. - GV treo bảng phụ có viết đề bài (hoặc trình chiếu): - GV vấn đáp giúp HS xác định cái đã cho và cái phải tìm. + Đề bài cho biết gì? + Đề bài hỏi gì? - GV và HS cùng vẽ - Các nhóm thực hiện, vào vở nháp, một vài nhóm (làm vào bảng phụ) trình bày ngắn gọn cách làm. Bài giải Số bạn đội văn nghệ có tất cả là: 27 + 15 = 42 (bạn) Đáp số: 42 bạn. + Đội văn nghệ có tất cả 42 bạn. - Các nhóm nhận xét, sửa bài. - HS đọc và xác định yêu cầu đề bài. - HS (nhóm đôi) thảo luận và thực hiện theo bốn bước. + Tổ 1 trồng được 18 cây, tổ 2 trồng được 25 cây. + Tổ 2 trồng được nhiều hơn tổ 1 bao nhiêu cây? - HS vẽ vào vào vở nháp.
- GV vẽ trên bảng lớp. + Tổ 1 trồng được bao nhiêu cây? - Chúng ta vẽ một đoạn thẳng biểu thị cho 18 cây nhé (vẽ theo ô tập: 4 ô hoặc vẽ theo xăng-ti- mét: 4 cm). + Tổ 2 trồng được bao nhiêu cây? - Chúng ta vẽ một đoạn thẳng biểu thị cho 25 cây nhé (vẽ theo ô tập: 8 ô hoặc vẽ theo xăng-ti- mét: 8 cm). - Các em chú ý vẽ hai đoạn thẳng có điểm bắt đầu thẳng cột với nhau nhé. + Đề bài hỏi gì? - Vẽ dấu ngoặc để biểu thị nhiều hơn: - HS nhìn vào sơ đồ, nói vắn tắt những điều bài toán cho biết và câu hỏi của bài toán. * Bước 2: Tìm cách giải bài toán. - GV cho HS thảo luận nhóm. - Khi GV hỏi cách làm, HS chỉ cần thông báo chọn phép tính nào và vì sao chọn (Ví dụ: Chọn phép tính trừ vì thực hiện thao tác gộp, …). * Bước 3: Giải bài toán. - GV cho HS làm việc nhóm vào bảng phụ và vở nháp. - Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích tại sao chọn phép trừ (vì tìm phần hơn). 25 – 18 = 7 * Bước 4: Kiểm tra lại. + 18 cây + 25 cây + Tổ 2 trồng được nhiều hơn tổ 1 bao nhiêu cây? - HS thảo luận cách thức tính. - Các nhóm thực hiện, vào vở nháp, một vài nhóm (làm vào bảng phụ) trình bày ngắn gọn cách làm. Bài giải Số cây tổ 2 trồng nhiều hơn tổ 1 là: 25 - 18 = 7 (cây) Đáp số: 7 cây. + Tổ 2 trồng được nhiều hơn tổ 1 là 7 cây.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.