Nội dung text PHẦN III. CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐĐ THÍCH NGHI VÀ LOÀI SINH HỌC - GV.docx
QUÁ TRÌNH HÌNH ĐĐ THÍCH NGHI VÀ LOÀI SINH HỌC PHẦN III. CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Hình ảnh mô tả hai loài sóc đất ở Hoa Kì phân bố ở hai vùng khác nhau do bị chia cắt bởi khe núi sâu, dần dần chúng bị cách li về mặt sinh sản. Quan sát hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1-Khe núi sâu là chướng ngại địa lí gây ra sự biến đổi vốn gene của các quần thể của tất cả các loài sinh vật. 2-Đây là quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí 3-Khe núi sâu ngăn cản sự giao phối giữa hai quần thể, góp phần phân hóa vốn gene. 4-Chọn lọc tự nhiên là nhân tố gián tiếp gây ra sự phân hóa gene giữa hai quần thể. 5-Hai quần thể sóc không giao phối được với nhau nên phát sinh các đột biến, biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau, từ đó hình thành hai loài khác nhau. Đáp án: 3 Hướng dẫn giải - Đột biến gây ra sự biến đổi vốn gene, các chướng ngại địa lí chỉ góp phần phân hóa vốn gene 1 Sai;2đúng 3. Đúng - CLTN thực chất là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá .ể mang các kiểu gene khác nhau trong quần thể. --> 4. Sai - Do cách li về địa lý, các cá .ể giữa các quần thể không giao phối với nhau. Trong các khu địa lí khác nhau, CLTN tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo các hướng thích nghi khác nhau --> gây ra sự sai khác lớn về vốn gene --> cách li sinh sản loài mới. => 5. Đúng. Câu 2. Cho một số hiện tượng sau: (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử? Đáp án: 2 Hướng dẫn giải Câu 3. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài của Dodd - Thí nghiệm: Chia quần thể ruồi giấm ra nhiều quần thể nhỏ và nuôi trong môi trường nhân tạo khác nhau trong những lọ qua nhiều thế hệ (một số được nuôi bằng môi trường tinh bột, một số khác bằng môi trường có đường maltose). Quan sát hình bên và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1-Thí nghiệm này mô tả quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí. 2- Sau khi nuôi qua 8 thế hệ 2 nhóm cá thể này vẫn có vốn gene giống nhau. 3- Chọn lọc tự nhiên làm phân hóa về tần số allele giữa hai quần thể làm cho chúng thích nghi với việc tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau. 4-Sự khác biệt về điều kiện môi trường sống làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi. Đáp án: 4 Câu 4. Cho các ví dụ về quá trình hình thành loài như sau: (1) Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos. (2) Một quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Volga và và một quần thể mao lương sống ở phía trong bờ sông. (3) Hai quần thể cá có hình thái giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc: một quần thể có màu đỏ và một quần thể có màu xám sống chung ở một hồ Châu phi. (4) Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ. Các quá trình hình thành loài có sự tham gia của cơ chế cách li địa lý là? Đáp án: 3 Câu 5. Các ví dụ: (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được để cho cây thuộc loài khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? Đáp án: 2 Câu 6. Nói đến cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật, một học sinh đưa ra các nhận định sau: - Nhờ có đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu. - Nhờ có giao phối làm phát tán các đột biến và xuất hiện những biến dị tổ hợp. - Nhờ có chọn lọc tự nhiên giúp sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene thích nghi. - Sự hình thành các đặc điểm thích nghi của cơ thể sinh vật là kết quả của một quá trình chịu sự chi phối của đột biến, giao phối và CLTN. Có bao nhiêu nhận định trên đúng về cơ chế góp phần hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật? Đáp án: 4 Câu 7. Khi nghiên cứu về sự giao phối ở hai loài thân thuộc ở động vật. Số lượng con cái giao phối với con đực cùng loài hoặc khác loài, sống cùng hoặc khác vùng địa lí được ghi lại ở bảng sau đây: Số lượng con cái giao phối với con đực Cùng vùng địa lí Khác vùng địa lí Cùng loài 22 15
Khác loài 0 8 Tỉ lệ con cái giao phối với con đực cùng loài là bao nhiêu % (làm tròn 2 chữ số thập phân)? Đáp án: 0 , 8 2 Hướng dẫn giải Tỉ lệ giao phối cùng loài = 100×(22+15)/(22+0+15+8) = 82%
Câu 8. Hình mô tả con đường hình thành loài sau đây: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với hình mô tả? 1-Đây là sự hình thành cùng khu vực địa lý. 2-Có hiện tượng một nhóm cá thể di cư tới vị trí cách xa quần thể ban đầu. 3-Quần thể sáng lập trãi qua thời gian cách li sinh sản với quần thể ban đầu và hình thành loài mới. 4-Ví dụ quá trình hình thành các loài chim sẻ trên đảo Galaspagos là hiệu ứng sáng lập. 5-Khi hình thành quần thể sáng lập, trãi qua nhiều thế hệ biến đổi cấu trúc di truyền đến khi quần thể sáng lập tạo ra quần thể (1) cách li sinh sản với quần thể gốc (2) thì quần thể (1) chính là loài mới hình thành. Đáp án: 4 Hướng dẫn giải 2,3,4,5 đúng 1 sai khác khu Câu 9. Có bao nhiêu ví dụ sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử? 1. Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong một lồng lớn thi người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không sinh con. 2. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi. 3. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản. 4. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Đáp án: 2 Câu 10. Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử? (1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn. (2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh. (3) Ngựa lai với lừa sinh ra con la bất thụ. (4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. (5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau. (6) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi. Đáp án: 3