Nội dung text Bài 3.1. Năng lượng photon và hiệu ứng quang điện.pdf
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Chuyên đề Vật lý 12 Cánh diều 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: CHUYÊN ĐỀ 3.1. NĂNG LƯỢNG PHOTON VÀ HIỆU ỨNG QUANG ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được tính lượng tử của bức xạ điện từ, năng lượng photon. - Vận dụng được công thức tính năng lượng photon, E = hf. - Nêu được hiệu ứng quang điện là bằng chứng cho tính chất hạt của bức xạ điện từ, giao thoa và nhiễu xạ là bằng chứng cho tính chất sóng của bức xạ điện từ. - Mô tả được khái niệm giới hạn quang điện, công thoát. - Giải thích được hiệu ứng quang điện dựa trên năng lượng photon và công thoát. - Giải thích được: động năng ban đầu cực đại của quang điện tử không phụ thuộc cường độ chùm sáng, cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ với cường độ chùm sáng chiếu vào. - Vận dụng được phương trình Einstein để giải thích các định luật quang điện. - Ước lượng được năng lượng của các bức xạ điện từ cơ bản trong thang sóng điện từ. - Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, khảo sát được dòng quang điện bằng dụng cụ thực hành. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. + Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát hình ảnh + Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập. + Tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập. + Tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề + Giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra, các tình huống xảy ra trong quá trình tìm hiểu bài. - Năng lực hoạt động nhóm. + Thảo luận nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao. b. Năng lực đặc thù môn học - Nhận thức Vật lí: + Nêu được tính lượng tử của bức xạ điện từ, năng lượng photon. + Nêu được hiệu ứng quang điện là bằng chứng cho tính chất hạt của bức xạ điện từ, giao thoa và nhiễu xạ là bằng chứng cho tính chất sóng của bức xạ điện từ. + Mô tả được khái niệm giới hạn quang điện, công thoát. - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: + Ước lượng được năng lượng của các bức xạ điện từ cơ bản trong thang sóng điện từ. + Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, khảo sát được dòng quang điện bằng dụng cụ thực hành. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học: + Giải thích được hiệu ứng quang điện dựa trên năng lượng photon và công thoát.
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Chuyên đề Vật lý 12 Cánh diều 2 + Giải thích được: động năng ban đầu cực đại của quang điện tử không phụ thuộc cường độ chùm sáng, cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ với cường độ chùm sáng chiếu vào. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Tiến hành thí nghiệm với các ánh sáng đơn sắc khác nhau. Bảng 1.1 Lần đo 1 2 3 LED lam UAK (V) I (μA) LED lục UAK (V) I (μA) LED đỏ UAK (V) I (μA) 2. Tiến hành thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa cường độ dòng quang điện và hiệu điện thế UAK’ a) Từ bảng số liệu Bảng 1.2 vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa cường độ dòng điện I và hiệu điện thế UAK’ ? Bảng 1.2. Kết quả đo với LED màu lam UAK (V) 0,0 2,0 4,0 6,0 10,0 14,0 18,0 22,0 26,0 30,0 I (μA) 2,3 9,9 14,7 18,0 20,9 22,7 24,1 25,0 25,0 25,0 UAK (V) -0,1 -0,2 -0,3 -0,4 -0,5 -0,6 -0,7 -0,8 I (μA) 1,9 1,5 1,0 0,7 0,4 0,3 0,1 0,0 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Vì sao trong thí nghiệm ở Hình 1.2 hai lá của điện nghiệm lại xòe ra khi tích điện âm cho tấm kẽm? Hình 1.2. Sơ đồ thí nghiệm về hiệu ứng quang điện