Nội dung text ĐỀ 2 - CẤP HUYỆN.docx
1 ĐỀ 2 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN PHẦN HÓA HỌC 9 (KHTN 9.2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng: A. HCl. B. NaOH. C. HNO 3 . D. Quỳ tím ẩm. Câu 2. CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO? A. Tác dụng với acid. B. Tác dụng với base. C. Tác dụng với oxide acid. D. Tác dụng với muối. Câu 3. Oxide nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7? A. CO 2 . B. SO 2 . C. CaO. D. P 2 O 5 . Câu 4. Có các dung dịch sau: NH 4 Cl, Na 2 SO 4 , MgCl 2 , AlCl 3 . Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó? A. dung dịch AgNO 3 . B. dung dịch Ba(OH) 2 . C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NH 3 . Câu 5. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất Y có màu đỏ nâu. Chất X là A. FeCl 3 . B. MgCl 2 . C. CuCl 2 . D. FeCl 2 . Câu 6. Cho dãy các chất: Ag, Fe 3 O 4 , Na 2 CO 3 và Fe(OH) 3 . Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 7. Thành phần chính của phâm đạm urea là A. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . B. (NH 4 ) 2 CO 3 . C. (NH 2 ) 2 CO. D. (NH 4 ) 2 CO. Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây Iron trong khí chlorine. (2) Đốt cháy hỗn hợp Iron và Sulfur (trong điều kiện không có không khí). (3) Cho Iron (II) oxide vào dung dịch sulfuric acid đặc nóng. (4) Cho Iron vào dung dịch Copper (II) sulfate. (5) Cho copper vào dung dịch Iron (III) chloride. (6) Cho Iron (II, III) oxide tác dụng với dung dịch hydrochloric acid. Số thí nghiệm tạo ra muối Iron (II) là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 9. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm KNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 2 và AgNO 3 , sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm rắn gồm: A. KNO 2 , CuO, Fe 2 O 3 và Ag 2 O. B. KNO 2 , CuO, Fe 2 O 3 và Ag. C. K 2 O, CuO, Fe 2 O 3 và Ag. D. KNO 2 , CuO, FeO và Ag. Câu 10. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H 2 SO 4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là A. MgSO 4 và FeSO 4 . B. MgSO 4 . C. MgSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 . D. MgSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 và FeSO 4 . Câu 11. Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H 2 S, CO 2 , SO 2 . Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất? A. Muối NaCl. B. Nước vôi trong. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch NaNO 3 . Câu 12. Hấp thụ 2,479 lít khí CO 2 (đkc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch thu được chứa chất nào? A. NaHCO 3 . B. NaHCO 3 và Na 2 CO 3 . C. Na 2 CO 3 . D. Na 2 CO 3 và NaOH.
2 2. Trắc nghiệm đúng sai: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu thí sinh ghi rõ đúng hoặc sai. Câu 1. Kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sống là dựa vào tính chất vật lí của chúng a. Vì có khả năng chịu nhiệt cao nên tungsten được dùng làm dây tóc bóng đèn. b. Vì có tính dẫn nhiệt tốt nên copper được dùng làm lõi dây điện. c. Nhờ có độ cứng vừa phải và dẻo nên nhôm (aluminium) là vật liệu kim loại dễ gia công để làm khung cửa. d. Nhờ có tính ánh kim mà kim loại được sử dụng làm đồ trang sức như vàng, bạc. Câu 2. Ngâm một lá iron sạch trong dung dịch CuSO 4 một thời gian. a. Chỉ có copper bám trên lá iron còn lá iron không có thay đổi gì. b.Trong phản ứng trên, iron bị hòa tan và copper được giải phóng. c. Phản ứng tạo thành kim loại copper và muối iron (III) sulfate. d. Màu xanh của dung dịch nhạt dần. Câu 3. Cho mẩu Na ống nghiệm chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphtalein. a. Kim loại, chìm xuống đáy ống nghiệm. b. Có khí không màu bay ra. c. Dung dịch sau phản ứng chuyển sang màu hồng. d. Phản ứng tạo thành Na 2 O và H 2 . PHẦN II. TỰ LUẬN (14 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) 1. Hãy giải thích ngắn gọn a. Để yên một cốc đựng dung dịch Ca(OH) 2 trong không khí một thời gian thường xuất hiện lớp màng cứng tạo thành ở bề mặt dung dịch. b. Cho quỳ tím ẩm vào bình đựng khí Cl 2 , quỳ tím hóa đỏ, sau đó mất màu. c. Khi bếp than đang cháy, nếu đổ nhiều nước vào bếp thì tắt, còn nếu rắc một ít nước thì bếp than bùng cháy lên. d. Để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi. 2. Viết các phương trình hoá học thể hiện theo sơ đồ biến hoá sau ( ghi rõ điều kiện nếu có ). Câu 2 (2,0 điểm). 1. Bằng phương pháp hóa học em hãy tìm cách nhận biết các dung dịch mất nhãn NH 4 HSO 4 , Ba(OH) 2 , BaCl 2 , HCl, NaCl và H 2 SO 4 . Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Có hỗn hợp gồm các muối khan Na 2 SO 4 , MgSO 4 , BaSO 4 , Al 2 (SO 4 ) 3 . Hãy trình bày phương pháp tách Al 2 (SO 4 ) 3 tinh khiết ra khỏi hỗn hợp. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 3 (2,0 điểm). 1. Vỏ trứng có chứa calcium ở dạng CaCO 3 . Để xác định hàm lượng CaCO 3 trong vỏ trứng, trong phòng thí nghiệm người ta có thể làm như sau: Lấy 1,0 gam vỏ trứng khô, đã được làm sạch, hòa tan hoàn toàn trong 50 mL dung dịch HCl 0,4M. Lọc dung dịch sau phản ứng thu được 50 mL dung dịch X. Lấy 10,0 mL X cho vào bình tam giác, thêm 1 – 2 giọt phenolphthalein. Tiếp theo nhỏ từng giọt dung dịch NaOH 0,1M vào bình tam giác đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng thấy hết 5,6 mL dung dịch NaOH. Giả thiết các tạp chất khác trong vỏ trứng không tác dụng với HCl. Xác định hàm lượng CaCO 3 trong vỏ trứng.
3 2. Tổng số hạt p, n, e của hai nguyên tử A, B là 177, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 8. a. Xác định các nguyên tử A, B. b. Cho 18,6 gam hỗn hợp X gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 39,9 gam hỗn hợp muối khan. Nếu cho từ từ dung dịch AgNO 3 đến dư vào bình đựng sản phẩm sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra và tính giá trị m. 3. Hàm lượng cho phép của sulfur trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng sulfur trong một loại nhiên liệu, người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa carbon đioxide, lưu huỳnh đioxide và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 mL dung dịch. Biết rằng tất cả sulfur đioxide đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 mL dung dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO 4 5,00.10 -3 M thì thể tích dung dịch KMnO 4 cần dùng là 12,5 mL. Viết phương trình hóa học xảy ra. Tính phần trăm khối lượng của sulfur trong nhiên liệu trên. Câu 4 (2,0 điểm). 1. Dung dịch X chứa hỗn hợp Na 2 CO 3 và NaHCO 3 . Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào y mL X. Sự phụ thuộc của số mol HCl (b mol) vào số mol CO 2 (a mol) được biểu diễn theo đồ thị dưới đây Cho từ từ từng giọt cho đến hết y mL X vào 200 mL dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,65M và H 2 SO 4 0,5M thu được dung dịch Y và khí CO 2 . Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Viết phương trình hóa học xảy ra. Tính m. 2. Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch acid H 2 SO 4 (loãng, dư). Sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Xác định phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X. Câu 5 (2,0 điểm). 1. Cho m gam hỗn hợp Fe và S với tỉ lệ số mol Fe gấp 2 lần số mol S rồi đem nung (không có oxygen) thu được hỗn hợp A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư thu được 0,4 gam rắn B, dung dịch C và chất khí D. Sục khí D từ từ qua dung dịch CuCl 2 thấy tạo ra 4,8 gam kết tủa đen. Tính hiệu suất phản ứng tạo thành A. 2. A là hỗn hợp hai oxide của hai kim loại. Cho CO dư đi qua 3,165 gam A nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn A 1 và hỗn hợp khí A 2 . Dẫn hỗn hợp khí A 2 qua dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được 2,955 gam kết tủa màu trắng. Cho A 1 phản ứng hết với dung dịch H 2 SO 4 10% loãng, sau phản ứng có 0,2788875 lít (đkc) khí thoát ra, thu được dung dịch A 3 chỉ chứa một chất tan có nồng độ a% và 3,495 gam một chất rắn. Cho dung dịch A 3 tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được kết tủa màu trắng xanh dần chuyển sang nâu đỏ. a. Xác định các chất trong A. b. Tính a và xác định phần trăm khối lượng các chất trong A. Câu 6: (2 điểm) 1. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,72 gam một hỗn hợp chất hữu cơ X, thu được 1,2395 lít CO 2 (đkc) và 1,08 gam H 2 O. Tỉ khối của X so với H 2 là 36. Xác định công thức phân tử của X.
4 2. Cho ba chất khí: CO 2 , C 2 H 4 , CH 4 đựng trong ba bình riêng biệt mất nhãn. Chỉ dùng hai thuốc thử, trình bày phương pháp hóa học phân biệt mỗi bình trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Các dụng cụ thí nghiệm có đủ. 3. Cho m gam alkene X lội chậm qua bình đựng dung dịch bromine. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng của bình đựng dung dịch bromine tăng 4,2 gam và có tối đa 12 gam bromine phản ứng trong dung dịch. a. Tính giá trị của m. b. Xác định công thức phân tử của X và viết công thức cấu tạo thoả mãn điều kiện trên. Câu 7. (2 điểm) Dẫn 7,437 lít một hỗn hợp khí gồm hai hydrocarbon mạch hở (không phải mạch vòng) qua dung dịch bromine dư (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Sau phản ứng, thấy khối lượng bình đựng dung dịch bromine tăng thêm 5,6 gam, đồng thời thoát ra 2,479 lít một chất khí. Mặt khác, nếu đốt cháy toàn bộ 7,437 lít hỗn hợp trên thấy tạo ra 12,395 lít khí CO 2 và 10,8 gam H 2 O. (Các thể tích khí đo ở đkc). 1. Xác định công thức phân tử của hai hydrocarbon. 2. Tính thành phần % về thể tích mỗi chất trong hỗn hợp. ----- HẾT -----