Nội dung text Bài 36 Khái quát về di truyền học.docx
BÀI 36: KHÁI QUÁT VỀ DI TRUYỀN HỌC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. Khái niệm di truyền và biến dị - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Biến dị là - hiện tượng con sinh ra có các đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ. - Hiện tượng di truyêìi và biến dị là do nhân tố di truyền nằm trong tế bào (sau này gọi là gene) quy định, do đó, gene được xem là trung tâm cua di truyền học. II. Một số thuật ngữ và kí hiệu dùng trong nghiên cứu di truyền - Tính trạng là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. - Tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. - Tính trạng trội biểu hiện ra kiểu hình khi có kiểu gene đồng hợp trội hoặc dị hợp; tính trạng lặn chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi có kiểu gene đồng hợp lặn. - Nhân tố di truyền tổn tại thành từng cặp trong nhân tế bào, không hoà trộn vào nhau, quy định tính trạng của cơ thể sinh vật. Nhân tố di truyền chính là gene hay allele. - Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể sinh vật. Trên thực tế, khi nói đến kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét đến một vài tính trạng quan tâm. - Kiểu gene là tổ hợp toàn bộ gene trong tế bào của cơ thể sinh vật. Trên thực tế, khi nói đến kiểu gene của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gene liên quan đến các tính trạng được quan tâm. - Allele là các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gene (mỗi allele chính là một gene). Một gene có thể có hai, ba hoặc nhiều allele khác nhau. - Cơ thể thuần chủng vê' một tính trạng khi cơ thể có kiểu gene quy định tính trạng đó đồng hợp (gồm các allele giống nhau). - Dòng thuần (còn gọi là giống thuần chủng) là các cơ thể đồng hợp về tất cả các cặp gene. Dòng thuần có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Thực tế khi nói đêh dòng thuần là chỉ nói đến sự thuần chủng ở một hoặc một số tính trạng được nghiên cứu. B. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ và có những đặc điểm khác bố mẹ. Theo em đó là hiện tượng gì? Trả lời: - Hiện tượng con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ được gọi là hiện tượng di truyền. - Hiện tượng con sinh ra có những đặc điểm khác bố mẹ được gọi là hiện tượng biến dị. Câu 2: Một cặp vợ chồng đều có tóc xoăn, người con thứ nhất của họ có tóc xoăn, đây là một ví dụ về hiện tượng di truyền; người con thứ hai của họ có tóc thẳng, đây là một ví dụ về hiện tượng biến dị. Đọc thông tin trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Cho biết di truyền và biến dị là gì. 2. Lấy thêm ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị trong thực tế. Trả lời: 1. Khái niệm di truyền và biến dị:
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị là hiện tượng con sinh ra có các đặc điểm khác nhau và khác với bố mẹ. 2. Lấy thêm ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị trong thực tế: - Ví dụ về hiện tượng di truyền: bố mẹ đều thuận tay phải, con sinh ra thuận tay phải; bố mẹ đều có nhóm máu A, con sinh ra có nhóm máu A; cây bố mẹ đều hoa đỏ, các cây con có hoa đỏ;… - Ví dụ về hiện tượng biến dị: bố mẹ đều thuận tay phải, con sinh ra thuận tay trái; bố mẹ đều có nhóm máu A, con sinh ra có nhóm máu O; cây bố mẹ đều hoa đỏ, các cây con có hoa trắng;… Câu 3: Quan sát thí nghiệm trong Hình 36.1 và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Trình bày các bước tiến hành và kết quả thí nghiệm. 2. Ở thế hệ F 1 và F 2 có xuất hiện dạng màu hoa pha trộn giữa hoa tím và hoa trắng hay không? Yếu tố quy định tính trạng hoa trắng (ở thế hệ P) có biến mất trong phép lai không? Trả lời: 1. Các bước tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm: * Các bước tiến hành: - Bước 1: Tạo dòng thuần chủng các cây đậu hoa tím, cây đậu hoa trắng, sau đó cho giao phấn giữa các cây đậu thuần chủng hoa tím với các cây đậu hoa trắng. - Bước 2: Theo dõi sự di truyền của từng cặp bố mẹ đem lai, ở đời con (F 1 ) thu được 100% cây hoa tím, ở đời cháu (F 2 ) thu được cả cây hoa tím và cây hoa trắng. - Bước 3: Thống kê phân tích số liệu thu được ở F 2 rút ra tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng. - Bước 4: Dùng phép lai kiểm nghiệm (phép lai phân tích) để kiểm tra các giả thuyết, từ đó, rút ra các quy luật di truyền. * Kết quả: - Ở đời F 1 : 100% cây hoa tím. - Ở đời F 2 : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng. 2. - Ở thế hệ F 1 và F 2 không xuất hiện dạng màu hoa pha trộn giữa hoa tím và hoa trắng. Như vậy, tính trạng hoa tím di truyền không hòa trộn vào tính trạng hoa trắng. - Yếu tố quy định tính trạng hoa trắng (ở thế hệ P) không biến mất trong phép lai vì F 2 vẫn xuất hiện hoa trắng.
Câu 4: Thế nào là nhân tố di truyền? Hãy chỉ ra tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn trong phép lai của Mendel. Trả lời: - Nhân tố di truyền chính là gene hay allele tồn tại trong nhân tế bào, quy định tính trạng của cơ thể sinh vật. Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau. - Trong phép lai của Mendel: + Tính trạng tương phản là hoa tím và hoa trắng vì đây là 2 trạng thái khác biệt, tương phản về tính trạng màu hoa. + Tính trạng trội là hoa tím vì đây là tính trạng xuất hiện ở F 1 . + Tính trạng lặn là hoa trắng vì đây là tính trạng đến F 2 mới xuất hiện. Câu 5: Vì sao ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền là cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này? Trả lời: Ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền là cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này vì: Mendel cho rằng đơn vị quy định sự di truyền của một tính trạng tồn tại thành từng cặp, gọi là nhân tố di truyền trong nhân tế bào và chúng không pha trộn vào nhau. Như vậy, dù không đưa ra thuật ngữ gene hay allele nhưng thực chất Mendel là người đầu tiên đưa ra khái niệm về gene và đây chính là cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này. Câu 6: Lấy ví dụ về tính trạng, tính trạng tương phản, kiểu hình, kiểu gene ở đậu hà lan. Trả lời: Ở đậu hà lan: - Ví dụ về tính trạng: màu hoa, màu hạt, hình dạng hạt, hình dạng quả, vị trí mọc hoa, chiều cao cây,… - Ví dụ về tính trạng tương phản: + Màu hoa tím và màu hoa trắng. + Hạt vàng và hạt xanh. + Hạt nhăn và hạt trơn. + Thân cao và thân thấp. - Ví dụ về kiểu hình: + Màu sắc hoa: hoa đỏ, hoa trắng. + Màu sắc quả: quả vàng, quả xanh. + Chiều cao cây: cây cao, cây thấp. - Ví dụ về kiểu gene: khi xét về tính trạng màu hoa, ta có: + Kiểu gene AA quy định hoa tím. + Kiểu gene Aa quy định hoa tím. + Kiểu gene aa quy định hoa trắng. Câu 7: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng thân cao với thân thấp. F 1 thu được 100% cây thân cao. F 2 thu được cả cây thân cao và cây thân thấp với tỉ lệ 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. 1. Hãy sử dụng các kí hiệu và thuật ngữ để mô tả thí nghiệm trên bằng sơ đồ lai. 2. Dự đoán tính trạng trội, tính trạng lặn trong phép lai trên.
Trả lời: 1. Sơ đồ lai của phép lai trên là: P t/c : Cây thân cao × Cây thân thấp F 1 : 100% cây thân cao F 1 × F 1 : Cây thân cao × Cây thân cao F 2 : 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp 2. Kết quả thu được ở F 1 là 100% cây thân cao nên ta có thể dự đoán: - Tính trạng trội: thân cao. - Tính trạng lặn: thân thấp. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một quần thể thực vật, xét 1 gene có 2 allele A và a. Trong đó kiểu gene đồng hợp lặn chiếm 30%. Kiểu gene đồng hợp trội gấp 2 lần số kiểu gene đồng hợp lặn. Xác định tần số allele của quần thể trên. A. 0,65A: 0,35a B. 0,6A: 0,4a C. 0,35A: 0,65a D. 0,7A: 0,3a Câu 2: Một quần thể thực vật có 1000 cây, trong đó 300 cây có kiểu gene AA, 200 cây có kiểu gene Aa còn lại là aa. Xác định tần số allene của quần thể trên. A. 0,6A : 0,4a. B. 0,5A: 0,5a C. 0,4A: 0,6a D. 0,55A: 0,45a Câu 3: Một quần thể thực vật, xét 1 gene có 2 allele A và a. Trong đó kiểu gene đồng hợp lặn chiếm 20%. Kiểu gene đồng hợp trội gấp 3 lần số kiểu gene đồng hợp lặn. Xác định tần số allele của quần thể trên. A. 0,6A : 0,4a B. 0,5A: 0,5a C. 0,4A: 0,6a D. 0,55A: 0,45a Câu 4: Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen? A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt. B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh. C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt. D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt. Câu 5: Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.