Nội dung text Đề cương triết .docx
Mục lục Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-Nin (Hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa) ?………………………………………………………............................ Câu 2: Vận động và các hình thức vận động ? Khái niệm đứng im? Tại sao vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối? ................................................................................................................................ Câu 3: Nguồn gốc ra đời, bản chất của ý thức ?MQH biện chứng giữa vật chất và ý thức................................................................................................................. Câu 4: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến?....................................................................................................................... Câu 5: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý phát triển? Câu 6: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung?... Câu 7: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả? Câu 8: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên? Câu 9: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức?....... Câu 10: Phân tích nội dung quy luật lượng chất và nêu ý nghĩa phương pháp luận của nó?...................................................................................... Câu 11: Phân tích nội dung quy luật mâu thuẫn và nêu ý nghĩa phương pháp luận của nó?...................................................................................... Câu 12: : Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định và nêu ý nghĩa phương pháp luận của nó?................................................................................. Câu 13: Thực tiễn và các hoạt động thực tiễn? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?............................................................................................................. Câu 14: Phân tích con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý? Câu 15: Phân tích chân lý và các tính chất của nó?................................... Câu 16: Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?......................................................................... Câu 17: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?.......................................................................................................... Câu 18: Ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội?.................... Câu 19: Phạm trù hình thái kinh tế xã hội và quá trình lịch sử tự nhiên và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử ?.................................. Câu 20: Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-Nin (Hoàn cảnh ra đời, nội dung) ? Trả lời - Định nghĩa phạm trù vật chất: kết quả trước Mác, vật chất là một số chất có trước, tự có, đầu tiên là cơ sở tạo nên mọi vật . - Hoàn cảnh ra đời: Thành tựu KH tự nhiên thế kỷ 18. - Định nghĩa vật chất của Lê Nin: Vật chất là phạm trù triết học, chỉ thực tại
khách quan được đem lại cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, có khả năng nhận thức được thế giới. -Nội dung: ⬥ Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học rộng lớn nhất. ⬥ Thứ hai: Thuộc tính cơ bản tồn tại khách quan, là tồn tại của sự vật hiện tượng mà nó đã, đang và sẽ như thế, cho dù bạn muốn hay không muốn. ⬥ Thứ ba: Gây ra cảm giác khi trực tiếp tác động giác quan của con người. ⬥Thứ tư: Nhận thức là một quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục, được lặp đi lại nhiều lần. -Ý nghĩa: ⬥ Bảo vệ được chủ nghĩa duy vật trước sự tấn công của chủ nghĩa duy tâm đồng thời phát triển chủ nghĩa duy vật lên 1 tầng cao mới. ⬥ Đưa ra một phương pháp định nghĩa mới: Đặt cái cần định nghĩa với cái đối lập của nó. ⬥ Phá bỏ những giới hạn phát triển của khoa học chuyên ngành cổ vũ, khích lệ các KH chuyên ngành, đi tìm các dạng cụ thể mới của vật chất mà con người chưa biết đến. Câu 2: Vận động và các hình thức vận động ? Khái niệm đứng im? Tại sao vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối? Trả lời - Khái niệm: Vận động chỉ mọi sự biến đổi, mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ từ sự thay đổi vị trí đơn giản đến thay đổi trong tư duy. - Hình thức cơ bản của vận động: ⬥ Vận động cơ giới: Thay đổi vị trí vật thể trong không gian. ⬥ Vận động vật lý: vận động của các hạt cơ bản, biển đổi quá trình nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm. ⬥ Vận động hóa học: biến đổi của các chất trong phản ứng hóa học ⬥ Vận động sinh học: là sự biến đổi của các dạng vật chất sống(, thực vật, động vật). ⬥ Vận động xã hội: Sự biến đổi các mặt trong đời sống xã hội. -Khái niệm đứng im: Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng,ổn định; vận động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấucủa sự vật. - Mối quan hệ giữa các hình thức ⬥ Các hình thức khác nhau về chất, sắp xếp từ thấp đến cao ⬥ Các hình thức vận động cao bao giờ cũng bao hàm trong nó các hình thức vân động thấp hơn. ⬥ Một sự vật có thể có nhiều hình thức vận động, vận động đặc trưng là hình thức vận động cao nhất mà nó có. Nghiên cứu một sự vật thì phải nghiên cứu hình thức vận động cao nhất của nó thì mới năm được bản chất của sự vật. -Vận động là phương thức tồn tại của vật chất:
⬥ Vật chất gắn liền với vận động: không có vật chất nào không vận động cũng như không có sự vận động nào lại không phải vận động của vật chất. ⬥ Chỉ thông qua vận động, những đặc điểm, thuộc tính, tính chất của sự vật mới được biểu hiện ra. Vì vậy Lê Nin cho rằng vật chất mà không vận động thì không có gì để nói với nó cả. - Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, nguyên nhân vận động của vật chất là nguyên nhân bên trong bắt nguồn từ những mâu thuẫn vốn có của bản thân sự vật => Vận động của vật chất là tự vận động, mà vật chất tồn tại vĩnh viễn , vô cùng cô tận nên vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn. - Vận động và đứng im: ⬥ Đứng im là một hình thái đặc biệt của vận động, là sự vận động trong trạng thái cân bằng khi sự vật vẫn còn là nó mà chưa chuyển thành cái khác. ⬥ Vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn, đứng im là tương đối, tạm thời vì: + Đứng im chỉ xảy ra với một hình thức vận động nào đó.. + Trong một khoảng thời gian nào đó và trong một quan hệ nào đó. + Đứng im là một hình thái đặc biệt của vận động khi 2 mảng đối lập cân bằng nhau, khi không cân bằng nhau thì sự đứng im đó sẽ chấm dứt. Câu 3: Nguồn gốc ra đời, bản chất của ý thức ? MQH biện chứng giữa vật chất và ý thức? Trả lời * Nguồn gốc của ý thức - Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Ý thức có trước, vật chất có sau, tách vật chất ra khỏi vật chất, lấy ý thức làm điểm xuất phát. - Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác: Do khoa học chưa phát triển, không giải thích đúng nguồn gốc bản chất của ý thức. - Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng: Sở hữu thành tựu khoa học, sinh lý thần kinh cấp cao, giải thích một cách khoa học. ⮚ Nguồn gốc tự nhiên. ❖ Thuộc tính phản ánh - Là quá trình của tiến hóa, thuộc tính phản ánh có ở mọi dạng vật chất. ⬥ Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của hình thức này ở hình thức vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. - Là đặc điểm, thuộc tính có ở mọi dạng vật chất. - Kết quả của phản ánh phụ thuộc vào 2 vật: vật tác động và vật nhận tác động. ⬥ vật tác động là vật được phản ánh. ⬥ Vật nhận tác động là vật phản ánh. vd: ném hòn đá xuống hồ: + Hồ là vật phản ảnh + hòn đá là vật được phản ánh - Quá trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin, cái phản ánh mang thông tin của cái được phản ánh.
- Sự phát triển của các thuộc tính phản ánh ⬥ Phản ánh lý hóa: đơn giản nhất, đặc trưng nhất cho giới tự nhiên vô sinh, có tính chất thụ động, chưa có sự lựa chọn. ⬥ Phản ánh sinh học: đặc trưng cho thế giới sống, có sự định hướng, sự lựa chọn, nhờ đó các sinh vật thích nghi với môi trường để duy trì sự tồn tại của mình. - Các cấp độ của phản ánh sinh học: + Tính kích thích + Tính cảm ứng + Tính tâm lý - Phản ánh ý thức: là hình thức phản ánh cao nhất, ý thức phản ánh chỉ có ở con người. - Ý thức là kết quả của quá trình tiến hóa của thuộc tính phản ánh có ở mọi dạng vật chất. ❖Bộ não người - Có cấu trúc vô cùng tinh vi và phức tạp. Bộ não là cơ quan vật chất của ý thức. - Hoạt động ý thức chỉ xảy ra trong bộ não con người trên cơ sở các quá trình sinh lý thần kinh của bộ não. ⮚ Nguồn gốc xã hội của ý thức - Ý thức ra đời cùng quá trình ra đời ngôn ngữ và lao động ❖Lao động: - Là hoạt động có ý thức của con người trong việc sử dụng công cụ lao động vào tự nhiên tạo ra của cải. - Đặc điểm: chỉ có ở con người. - Lao động sáng tạo ra bản thân con người, hay nhờ công cụ lao động mà con người tách ra khỏi giới động vật. - Nhờ lao động, bộ óc giác quan ngày càng phát triển, giúp cho năng lực tư duy,trừu tượng. - Vai trò: bộc lộ thuộc tính kết cấu, quy luật vận động trong quá trình lao động, đòi hỏi xã hội phải có ngôn ngữ. ❖ Ngôn ngữ - Là hình thức tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, hay theo Mác, Lê Nin, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực, là trực tiếp của tư tưởng. - Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm. - Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, là công cụ của tư duy giúp khái quát hóa, trình tự hóa, trừu tượng hóa hiện thực. => Nguồn gốc quan trọng nhất là lao động, quyết định sự ra đời của ý thức, là thực tiễn xã hội. * Bản chất của ý thức: ⮚Một số quan điểm trước Mác - Duy tâm: ý thức là thực thể độc lập, thức tại duy nhất và tạo ra vật chất - Duy vật siêu hình: ý thức phản ánh thế giới vật chất tồn tại khách quan, nó là phản ánh thụ động.