PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CASE STUDY QTCL

CASE STUDY 1: IKEA Chiến lược kinh doanh của IKEA IKEA là tập đoàn chuyên kinh doanh đồ gỗ của nhà tỷ phú Thuỵ Điển Ingvar Krampad. Trải qua trên 50 năm thành lập, IKEA ngày nay trở thành một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ với các trung tâm thương mại đồ gỗ đặt tại 30 nước khác nhau và 76,000 nhân viên. Doanh số hàng năm của IKEA đạt trên 12 tỷ euro. IKEA phát triển không ngừng và đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia. IKEA hiện đang có mặt trên 30 nước. Chiến lược phát triển IKEA của ông chủa Krampad là tiếp tục mở rộng thị trường trên toàn thế giới. Càng ngày IKEA càng chú trọng tới những nguồn hàng từ các nước có giá nhân công rẻ (VC - ĐẦU VÀO). Các sản phẩm của IKEA được đặt hàng từ 1800 nhà sản xuất tại 55 nước khác nhau trên thế giới. Các nước châu á ngày càng trở thành đối tác quan trọng của IKEA, đặc biệt là Trung Quốc và gần đây là các nước ASEAN. Nắm bắt nhu cầu mua và tâm lí thường đi cả nhà mỗi khi mua sắm đồ gỗ, mô hình trung tâm thương mại IKEA được tổ chức gắn liền với các dịch vụ nhà hàng, cà phê và dịch vụ vui chơi giải trí cho trẻ em => KHÁC BIỆT HÓA. Vì thế IKEA đã tạo cho khách hàng, thường là cả gia đình một cảm giác thư giãn, thoải mái khi đến mua hàng tại đây. Không ít người dù không chủ định mua đồ gỗ vẫn có thói quen thường xuyên đến thăm IKEA. Và trên thực tế, đã đến đây rồi rất ít người ra về tay không. Với phương châm tiết kiệm cho khách hàng, vì khách hàng, mô hình IKEA đã được thiết kế để cho khách hàng có thể tự lựa chọn, tự vận chuyển và lắp ráp đồ gỗ của mình tại nhà => KHÁC BIỆT HÓA. Để làm được việc đó, IKEA mất rất nhiều công thiết kế lắp ráp các bộ phận đồ gỗ một cách dễ dàng, thuận tiện nhất cho mọi khách hàng bình thường. Ingvar Krampad nói riêng và IKEA nói chung rất chú ý nghiên cứu hành vi mua hàng của khách, đặc biệt đối tượng là các phụ nữ. Các nghiên cứu thị trường và khách hàng của IKEA cho thấy trong việc mua bán nội thất, đồ dùng trong nhà phụ nữ thường quan tâm và quyết định mua sắm nhiều hơn. Chính vì vậy cách bố trí bán hàng và chủng loại mặt hàng tại IKEA được định hướng theo tâm lý và hành vi mua hàng của phụ nữ rất nhiều => 1 PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG: THEO GIỚI TÍNH (PHỤ NỮ). IKEA đặc biệt chú trọng việc xây dựng một hình ảnh và uy tín của IKEA là tập đoàn luôn đi đầu về bảo vệ môi trường (VC - MARKETING). Chính vì vậy IKEA luôn từ chối sử dụng sản phẩm có hoá chất, các loại gỗ từ rừng nhiệt đới đang bị xâm hại. Tập đoàn IKEA là một trong những nhà tài trợ lớn cho các dự án bảo vệ môi trường và chống bóc lột sức lao động trẻ em ở các nước đang phát triển. Không định hướng vào dịch chuyển và lắp đặt cho khách hàng nhưng IKEA lại đặc biệt chú trọng đến dịch vụ khác dành cho khách tại nơi mua hàng. Khách hàng không có xe, IKEA sẵn sàng cho thuê xe. Nếu ô tô của khác quá nhỏ, IKEA có ngay xe to để chở. Người có con nhỏ có thể yên tâm đi xem hàng vì IKEA có dịch vụ trông trẻ miễn phí tại cửa hàng. (VC - DỊCH VỤ) Bằng các cách thức triển khai hoạt động như trên, IKEA đã nhanh chóng thành công trên thị trường quốc tế. Câu hỏi: Xác định chiến lược cạnh tranh của IKEA trên thị trường quốc tế? IKEA đã khai thác chuỗi giá trị như thế nào để thực hiện chiến lược này? LỢI THẾ CẠNH TRANH: KHÁC BIỆT HÓA PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG: 1 PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG
=> CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH: CHIẾN LƯỢC TRỌNG TÂM DỰA TRÊN KHÁC BIỆT HÓA ÁP LỰC GIẢM CHI PHÍ CAO + ÁP LỰC ĐỊA PHƯƠNG THẤP => CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ: CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CASE STUDY 2: CIRCLE K Circle K là một hệ thống cửa hàng tiện lợi được thành lập từ năm 1951 tại Hoa Kỳ. Và trong quá trình hoạt động và phát triển thì Circle K đã mở rộng quy mô ra phạm vi quốc tế và trở thành một trong những hệ thống cửa hàng tiện lợi được yêu thích nhất trên thế giới cả về dịch vụ và chất lượng sản phẩm. Ngoài hệ thống cửa hàng do công ty điều hành trực tiếp thì Circle K tại nhiều quốc gia, còn có rất nhiều các cửa hàng được liên kết với các doanh nghiệp thương mại nước ngoài khác nhau cùng quản lý dưới tên thương hiệu Circle K trên khắp thế giới từ châu Âu tới châu Á => PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI, trong đó có Việt Nam. Và tính đến nay thì hệ thống cửa hàng tiện lợi của Circle K có tổng cộng 16.000 cửa hàng trên toàn cầu. Ở Circle K cung cấp được đa dạng và phong phú các sản phẩm từ đồ dùng cá nhân cho đến văn phòng phẩm (các nhu yếu phẩm) và một số món ăn nhanh đặc biệt như: mỳ trộn, bánh giò, bánh bao... Ngoài ra, Circle K còn có bán các sản phẩm của Mỹ, đó có thể được coi là một trong những ưu thế kinh doanh của Circle K => KHÁC BIỆT HÓA. Ở một số nước Châu Mỹ với nhu cầu đặc thù là tiện ích nhất có thể, Circle K còn phân phối cả dịch vụ vệ sinh xe cộ, là ủi quần áo cho khách hàng (VC - DỊCH VỤ). Trong lúc các siêu thị như Co-op, Shop&Go, 7-eleven, Big-C... với quy mô cả trăm mét vuông trở lên thì Circle K chỉ vỏn vẹn 25-50 mét vuông, khác xa với mô hình tạp hoá truyền thống mà là một hình ảnh cửa hàng tiện ích với sự phối hợp giữa quán cafe và shop đồ ăn nhanh. Ông Tony Yan- đại diện Circle K Việt Nam học được bài học kinh nghiệm: “Kinh doanh shop thuận tiện ở Việt Nam sẽ không thành công xuất sắc nếu thiếu chỗ ngồi”. Hình thức thanh toán giao dịch cũng là một lợi thế cạnh tranh đối đầu giá trị của Circle K. Khách hàng là hoàn toàn có thể thanh toán giao dịch bằng theo nhiều hình thức khác nhau => KHÁC BIỆT HÓA, từ tiền mặt cho đến giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt như quét thẻ, quét mã QR, thẻ game hay dùng ví điện tử. Và được vận dụng tại những toàn bộ những shop thuộc mạng lưới hệ thống Circle K một cách thuận tiện và nhanh gọn.
Đặc biệt, ưu điểm cốt lõi của Circle K đó là kinh doanh 24/7, tức là Open hoạt động giải trí trên 24 giờ tổng thể những ngày trong tuần => KHÁC BIỆT HÓA. Bởi, thường thì từ những shop nhỏ cho đến những siêu thị nhà hàng lớn thì thời hạn Open là không quá 23h. Việc Circle K bán hàng 24h trong tổng thể những ngày sẽ giúp người mua được cung ứng tốt nhất những nhu yếu shopping tại mọi thời gian trong ngày. Và đó cũng chính là một phương pháp để Circle K lôi cuốn người mua. Điểm đặc trưng riêng còn nằm ở hệ thống chuỗi các cửa hàng của Circle K với mật độ phủ sóng dày đặc tại các khu dân cư đông đúc hoặc tại các trục đường trung tâm, để người tiêu dùng thuận tiện mua sắm. => KHÁC BIỆT HÓA Với việc không ngừng phát triển và nhân rộng quy mô, Circle K cố gắng cắt giảm những ngân sách => CHI PHÍ THẤP tương quan đến việc mua nguyên vật liệu và sản phẩm & hàng hóa, shopping những dịch vụ của bên thứ ba để quản lý và vận hành hoạt động giải trí của những shop. Bao gồm ngân sách sử dụng và tiện ích, quản trị hạ tầng phân phối và phục vụ hầu cần, tăng trưởng và bảo dưỡng shop trực tuyến và hạ tầng CNTT. Tuy nhiên, việc triển khai những chiến dịch tiếp thị và quảng cáo, trả lương và phúc lợi cho nhân viên cấp dưới cũng như quản trị những mối quan hệ đối tác chiến lược của công ty vẫn phải được duy trì hợp lý và hiệu quả. (VC - MARKETING VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC) Câu hỏi: 1. Anh/Chị hãy phân tích chiến lược cạnh tranh của Circle-K tại trường Việt Nam? LỢI THẾ CẠNH TRANH: KHÁC BIỆT HÓA VÀ CHI PHÍ THẤP => LTCT MIX PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG: TOÀN BỘ THỊ TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH: CHIẾN LƯỢC HỖN HỢP Doanh nghiệp đã khai thác chuỗi giá trị như thế nào để thực hiện chiến lược cạnh tranh này? 2. Circle-K đã áp dụng phương thức nào khi thâm nhập thị trường quốc tế? NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 3. Chiến lược kinh doanh quốc tế mà Circle-K đang áp dụng tại thị trường Việt Nam là gì? Giải thích ngắn gọn? ÁP LỰC ĐỊA PHƯƠNG CAO + ÁP LỰC GIẢM CHI PHÍ CAO => CHIẾN LƯỢC XUYÊN QUỐC GIA
CASE STUDY 3: ONAFRUITS Chiến lược kinh doanh của Onafruits Công ty Onafruits Việt Nam được thành lập từ năm 2008 với chức năng sản xuất và kinh doanh đồ mỹ nghệ và mặt hàng trái cây. Ông Nguyễn Hoàng Nam, tổng giám đốc công ty đã xây dựng doanh nghiệp của mình từ một cơ sở sản xuất nhỏ đầu những năm 2008 trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng trong nước và quốc tế hiện nay. Khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, một thời gian sau ông bước sang lĩnh vực sản xuất trái cây tươi. (Đa dạng hóa có liên kết ở khâu sản xuất) Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều loại rau quả có thể trồng quanh năm, sản xuất trái cây tươi và chế biến rau quả là một lợi thế với doanh nghiệp trong vấn đề về nguyên liệu chế biến. (Lợi thế chi phí thấp) (VC - ĐẦU VÀO) Năm 2015, nhận thấy thị trường Đài Loan là thị trường có mức sống cao, các sản phẩm hoa quả cũng dồi dào như Việt Nam, đòi hỏi một sản phẩm thật sự lạ và khác biệt. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hoa quả tươi đường dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hoa quả. Chính vì vậy, các mặt hàng trái cây được sấy khô (VC - PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ) được đóng gói tới không chỉ thị trường Đài Loan mà các thị trường khác như: Trung Quốc, Thái Lan (Chiến lược mở rộng thị trường aka Phát triển tập trung)... Trong khi đối với thị trường trong nước, các sản phẩm chế biến sẵn vẫn còn là các sản phẩm cao cấp và khó tiêu thụ. Vì đây là sản phẩm mới nên công ty không thể thuyết phục nhà buôn, các nhà phân phối đưa sản phẩm vào kênh phân phối. Công ty đã giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng bằng cách giới thiệu trực tiếp tại các vỉa hè. Bên cạnh đó, nhận thấy thời gian ngồi tàu dài, hành khách có thời gian để nếm, nghiên cứu và đánh giá nên họ sẽ dễ dàng nhớ sản phẩm hơn, công ty đã chọn cách giới thiệu sản phẩm cả trên những chuyến xe lửa tại các thị trường quốc tế và trong nước. (VC - MARKETING) Đối với Mít, mọi thành phần của cây đều có giá trị sử dụng như múi mít để đóng gói tươi hoặc sấy khô, vỏ, ruột và hạt làm thức ăn gia súc, phân bón và gỗ làm hàng thủ công mỹ nghệ. Với công nghệ sấy chân không, các loại rau quả sẽ giữ được hương vị riêng, trở thành một sản phẩm mới lạ. Sản phẩm của Onafruits là sản phẩm tự nhiên, không sử dụng hoá chất (Lợi thế Khác biệt hóa) và được áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến như ISO 9001- 2000 để đưa đến các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật, Châu Âu, các nước Châu Á ... Chất lượng sản phẩm và nguồn nguyên liệu ổn định là một trong những mấu chốt để thành công. Công ty đã đưa ra một kế hoạch khép kín từ cung cấp giống, theo dõi quá trình trồng trọt, thu mua thành phẩm theo giá thị trường (VC - SẢN XUẤT) (Chiến lược Hội nhập dọc xuôi chiều và ngược chiều => tự đảm bảo đầu vào và đầu ra) đã được công ty triển khai ngay từ đầu. Bên cạnh đó, công ty đầu tư nghiên cứu, khắc phục được những nhược điểm thu hoạch nông nghiệp theo mùa để đảm bảo đầu ra cũng như là kinh tế cho người nông dân. Đến nay, công ty đã phát triển được hàng chục loại sản phẩm chế biến từ rau quả khác nhau như: chuối, dứa, bí, ổi, đậu bắp, cô ve (Chiến lược phát triển sản phẩm aka Phát triển tập trung) ...

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.