Nội dung text 14. Cai nghiện bắt buộc đối với người chưa thành niên nhìn từ quy định của pháp luật quốc tế - TS. Trịnh Duy Thuyên.docx.pdf
1 CAI NGHIỆN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN NHÌN TỪ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ Trịnh Duy Thuyên Tóm tắt Cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi được xem như một biện pháp nhằm hướng đến việc chăm sóc, giúp đỡ người dưới 18 tuổi thoát khỏi tác hại của ma túy. So sánh với khung pháp lý quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp này còn một số hạn chế và thực tiễn áp dụng gặp nhiều thách thức. Các bất cập bao gồm: quy trình cai nghiện mang nặng tính cưỡng chế, thiếu cơ sở vật chất phù hợp và chưa tách biệt điều trị giữa người chưa thành niên và người đã thành niên; vấn đề cai nghiện bắt buộc đối với người bị buộc tội và phạm nhân chưa được quy định chi tiết, đầy đủ. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đề xuất sửa đổi pháp luật nhằm hướng đến việc điều trị tự nguyện, nâng cấp cơ sở cai nghiện, và thiết lập các biện pháp bảo vệ quyền con người, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình phục hồi và tái hòa nhập xã hội cho người chưa thành niên. Từ khóa: cai nghiện ma túy, quyền trẻ em, người chưa thành niên bị buộc tội, phạm nhân là người chưa thành niên 1. Đặt vấn đề Cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) tại Việt Nam được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật và đang được triển khai thi hành trong thực tế. Biện pháp này được áp dụng đối với người chưa thành niên không tự nguyện cai nghiện và cách ly họ khỏi xã hội trong khoảng thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng. Đồng thời, tạo điều kiện cho họ được lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đang trở thành một thách thức pháp lý khi so sánh với các quy định của pháp luật quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên. Theo Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về quyền trẻ em năm 1989 (Convention on the right of the Child: CRC), các quốc gia thành viên được yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi tác hại của việc sử dụng ma túy, đồng thời đảm bảo quyền được chăm sóc và bảo vệ khỏi các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân Giảng viên chính, Khoa Luật Trường Kinh tế luật và quản lý nhà nước – Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
2 phẩm (Điều 24, Điều 37). Khi áp dụng các biện pháp đối với trẻ em phải mang tính nhân đạo, tôn trọng phẩm giá và tuân thủ nguyên tắc tối ưu hóa lợi ích tốt nhất 1 . Bên cạnh đó, Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc 2 về công tác phục hồi và điều trị nghiện cho trẻ em nhấn mạnh rằng bất kỳ biện pháp cai nghiện bắt buộc nào cũng phải được áp dụng một cách cẩn trọng, chú trọng đến phục hồi và hỗ trợ xã hội thay vì các hình thức răn đe hoặc hình phạt.3 Những quy định này không chỉ tạo ra khuôn khổ pháp lý mà còn hướng các quốc gia đến việc xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em trước tác hại của ma túy một cách phù hợp và nhân đạo. Việc tách người chưa thành niên ra khỏi đời sống xã hội để điều trị cai nghiện là một những những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các loại tội phạm.4 Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn những khoản trống pháp lý dẫn đến khó có thể phân biệt biện pháp cai nghiện bắt buộc này với giam giữ. Ngoài ra, vấn đề điều trị cai nghiện bắt buộc đối với người chưa thành niên nghiện ma túy vi phạm pháp luật hình sự trong các giai đoạn tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử; cũng như trong quá trình thi hành án vẫn còn đang được bỏ ngõ. 2. Khung pháp lý quốc tế và các hướng dẫn bảo vệ, chăm sóc, điều trị đối với trẻ em nghiện ma túy Pháp luật quốc tế tiếp cận “người nghiện ma túy” từ góc độ sức khỏe và nhân quyền thay thay vì xử lý hình sự. Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (Single 1 J. Elizabeth Cohen, J. J. A. (2008). Health and Human Rights Concerns of Drug Users in Detention in Guangxi Province, China. PLOS Medicine. https://doi.org/https://doi.org/10.1371/journal.pmed.0050234 Pietà, D., Gualano, A., & Germini. (2021). Drug Addiction and Crime: Prevention Begins in Schools. 2 UNODC & WHO (2008), “Principles Drug Dependence Treatment”, https://www.unodc.org/documents/hiv- aids/publications/People_who_use_drugs/D_PrinciplesDrugDependenceTreatment_2009_VI.pdf UNODC (2020),[Joint Statement] Compulsory drug detention and rehabilitation centres in Asia and the Pacific in the context of COVID-19, https://vietnam.un.org/vi/50410-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91- chung-v%E1%BB%81-c%C3%A1c-trung-t%C3%A2m-cai-nghi%E1%BB%87n-ma-tu%C3%BD- v%C3%A0-ph%E1%BB%A5c-h%E1%BB%93i-b%E1%BA%AFt-bu%E1%BB%99c-t%E1%BA%A1i- ch%C3%A2u-%C3%A1-th%C3%A1i-b%C3%ACnh 3 Campello, G., Sloboda, Z., Heikkil, H., & Brotherhood, A. (2014). International standards on drug use prevention: the future of drug use prevention world-wide. 4 Plotner, A. J., & Fleming, A. R. (2014). Secondary Transition Personnel Preparation in Rehabilitation Counselor Education Programs. Rehabilitation Research, Policy, and Education, 28, 33 - 44. Prastiyo, W. E. (2022). The reconstruction of rehabilitation for addictives and drug abuses in human rights perspective. International Journal of Research in Business and Social Science (2147- 4478). Commented [MOU1]: Sử dụng footnotes cho thống nhất trong toàn bài viết
3 Convention on Narcotic Drugs, 1961), Công ước về các chất hướng thần 1971 (Convention on Psychotropic Substances, 1971) nhấn mạnh đến các biện pháp chăm sóc, điều trị và phục hồi. Họ không phải là tội phạm cần phải trừng phạt . Điều này phù hợp với quyền được chăm sóc sức khỏe và tôn trọng phẩm giá con người, theo các nguyên tắc của Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế. Theo đó, các điều khoản trong Công ước năm 1961, 1971 quy định các quốc gia thành viên cần chú ý đặc biệt và thực hiện tất cả các biện pháp thiết thực để ngăn chặn ma túy và sớm phân loại, điều trị, giáo dục, chăm sóc sau điều trị, phục hồi 5 và thực hiện việc tái hòa nhập vào cộng đồng đối với những người nghiện ma túy.6 Quy định này tạo ra một khuôn khổ linh hoạt cho các quốc gia trong việc triển khai các dịch vụ y tế và xã hội phù hợp, đảm bảo rằng người nghiện ma túy có cơ hội tiếp cận các chương trình điều trị dựa trên khoa học và được đối xử một cách tôn trọng và bình đẳng. Công ước LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988 (United Nations Convention Against Illicit Traffic in Narcotic Drugs and Psychotropic Substances) tuy tập trung vào việc ngăn chặn và xử lý buôn bán ma túy bất hợp pháp khi quy định rõ các quốc gia thành viên cần nội luật và áp dụng các biện pháp cần thiết để coi là tội phạm hình sự như: sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào bán, phân phối, trồng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển....7 Các quốc gia thành viên căn cứ vào tính chất nghiêm trọng được quy định tại khoản 1 Điều 3 của Công ước này mà tự đặt ra các hình phạt tương ứng như: tù giam hoặc tước các quyền tự do khác, phạt tiền và tịch thu tài sản. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên còn có thể bổ sung thêm các biện pháp như: cai nghiện, giáo dục, chăm sóc sau điều trị phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng.8 CRC có những quy định cụ thể đối với các quốc gia thành viên. Theo đó, cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi sử dụng các chất gây nghiện như ma túy và các chất hướng thần khác9 . Điều này bao gồm việc ngăn ngừa và bảo vệ trẻ em không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất và buôn bán các chất này. Đây là quy định đặc biệt nhằm phòng ngừa nguy cơ trẻ em rơi vào tình 5 Xem Điều 38 Công ước Thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (đã được sửa đổi theo Nghị định thư 1972); Điều 20 Công ước về chất hướng thần 1971 6 Alekseeva, A., Kolosovich, M., & Sysolina, N. (2021). Legislative Initiatives Regarding the Tightening of the Responsibility for Non-Fulfillment of the Obligation to Undergo Treatment for Drug Addiction: Problems and Future Visions. Baikal Research Journal. 7 Xem Điều 3 Công ước Liên hợp quốc về chống buôn bán hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988 8 ĐIểm b, khoản 3 Điều 3 Công ước Liên hợp quốc về chống buôn bán hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988 9 Xem Điều 33 CRC Commented [MOU2]: Xem lại tên hai công ước này
4 trạng nghiện ma túy và bảo đảm một môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em. Bên cạnh đó, CRC còn nêu rõ quyền được chăm sóc sức khỏe ở mức độ cao nhất của trẻ em. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ y tế cần thiết, bao gồm cả các dịch vụ chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về sức khỏe liên quan đến ma túy.10 Đồng thời, Điều 37 CRC nhấn mạnh rằng, bất kỳ biện pháp nào liên quan đến trẻ em phải đảm bảo tính nhân đạo, không mang tính trừng phạt, đồng thời tôn trọng phẩm giá của trẻ. Trẻ em bị nghiện ma túy phải được đối xử với sự tôn trọng và phải được chăm sóc, điều trị theo cách đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển cá nhân và tái hòa nhập xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc áp dụng các biện pháp cai nghiện bắt buộc, nhấn mạnh rằng việc điều trị phải dựa trên nhu cầu thực sự của trẻ, hướng đến phục hồi và giúp đỡ thay vì mang tính cưỡng chế hoặc bạo lực. Với mục đích làm giảm sự đau khổ nhân loại và xoá bỏ động cơ vụ lợi trong việc buôn bán bất hợp pháp, các quốc gia cần áp dụng những biện pháp thích hợp nhằm xoá bỏ hoặc giảm bớt nhu cầu sử dụng trái phép các chất ma tuý và các chất hướng thần. Những biện pháp này có thể dựa trên những khuyến nghị của Liên hợp quốc, của các cơ quan chuyên trách của LHQ như Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền khác.11 Như vậy, các quốc gia thành viên cần áp dụng các biện pháp điều trị, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy khi họ có hành vi vi phạm pháp luật quốc gia. Đây là những quy định mang tính nhân văn khi cho rằng người nghiện, nếu được điều trị và hỗ trợ đúng cách, có thể cải thiện cuộc sống và trở lại đóng góp cho xã hội. Theo WHO, nghiện ma túy là một loại rối loạn về tâm thần và hành vi, các triệu chứng này rất phức tạp và đòi hỏi phải điều trị về y tế. 12 Rối loạn sử dụng ma túy về bản chất đó là mạn tính, có nguy cơ tái nghiện kéo dài trong nhiều năm. Do đó, mục tiêu của sự điều trị nhằm: (i) giảm sử dụng ma túy và thèm nhớ ma túy (ii) cải thiện sức khỏe, hạnh phúc và hoạt động xã hội của người bệnh (iii) ngăn ngừa những nguy hại về sau bằng việc giảm thiểu rủi ro biến chứng và tái nghiện.13 Theo hưỡng dẫn này có rất nhiều tiêu chuẩn cho 10 Xem Điều 24 Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. 11 Xem Khoản 4 Điều 14 Công ước Liên hợp quốc về chống buôn bán hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988 12 United Nations Office on Drug and Crime and World Health Organization ( 2020), International standards for the treatment of drug and use disorder, http:// International standards for the treatment of drug use disorders (2020 edition) - International Drug Policy Consortium (IDPC)