PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân

Threads: @tht.diary Threads: @tht.diary NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ 1. Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân (Công thức ghi nhớ: Qua nhân vật A, tác giả thể hiện “yêu cầu của đề bài xuống” → A đại diện cho ai? → Nhà văn phát hiện ra A bằng phong cách nghệ thuật như thế nào? → Từ nhân vật A, nhà văn bày tỏ tình cảm, thái độ gì?) + Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân có cách nhìn mang tính phát hiện về người lao động mới. Ông đò tiêu biểu là người anh hùng, cũng là nghệ sĩ trong môi trường làm việc và trong công việc của mình khi dám đương đầu với thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc. Nhà văn đã phát hiện ra “chất vàng mười đã qua thử lửa” của ông đò bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác với thể tùy bút vừa giàu tính hiện thực, vừa tràn ngập cái tôi phóng túng đầy cảm hứng, say mê... + Qua cách nhìn nhân vật ông đò, nhà văn bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào về con người lao động Việt Nam. Nếu trước đây, ông thường khắc họa người anh hùng trong chiến đấu, người nghệ sĩ trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ “vang bóng một thời”thì đến tác phẩm này, ông tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ ngay trong con người lao động thường ngày, trong công việc bình thường và trong nghề nghiệp cũng bình thường. Nguyễn Tuân còn khẳng định với chúng ta rằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu phải chỉ dành riêng cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm mà còn thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng đất nước và chinh phục thiên nhiên. Nếu đề yêu cầu: NX quan niệm con người tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân + Nhận xét quan niệm về con người của Nguyễn Tuân thì phải là những từ như: quan niệm độc đảo, quan niệm mang tính nhân văn ngợi ca tôn vinh con người... + Ngòi bút của tác giả hướng đến những con người lao động bình thường đang âm thầm cống hiến cho đất nước. Ông phát hiện ra nét tài hoa nghệ sĩ của họ được thể hiện ngay trong công việc lao động vô cùng nguy hiểm nhưng cũng vô cùng cao cả của mình. Nguyễn Tuân gọi đó là “Cái thứ vàng mười”. + Nhà văn nêu lên quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động đời thường và bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt. + So sánh với quan niệm con người trong văn học trung đại: Quan niệm của Nguyễn Tuân về người tài hoa rất khác so với quan niệm trong văn học trung đại. Trong văn học trung đại, người tài phải làm người lập nên đại công phi
Threads: @tht.diary Threads: @tht.diary thưởng. chiến tích lỏng lẫy. Với nhà văn hiện đại, ông quan niệm, là người bình thường, làm những công việc bình thường, nhung trong công việc, họ đạt được những kỹ năng, kỹ xảo mà khó ai theo kịp, đạt đến độ tinh xảo, nghệ thuật thì là người tài hoa + Người lái đò Sông Đà chính hình ảnh đấng tài hoa mà nhà văn đã được diện kiến trong chuyến thực tế vùng Tây Bắc. Nếu ví lái đò là một bộ môn nghệ thuật thì người lái đò chính là người nghệ sĩ trên mặt trận vượt thác leo ghềnh, là tay lái ra hoa trên dòng sông Đà hùng vĩ. 2. Nhận xét phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà. + Qua tùy bút thể hiện vốn tri thức uyên bác của Nguyễn Tuân phô diễn trên trang viết. Nhà văn đã vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực như. Điện ảnh, giao thông, thể thao, địa lý,.. + Nguyễn Tuân luôn quan sát, khám phá và diễn tả sự vật ở góc độ thẩm mĩ và được soi rọi dưới ánh sáng của nghệ thuật, quan sát, khám phá con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ. + Tô đậm cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt dữ dội, tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu Tố quốc qua những trang văn, vận dụng thể tùy bút linh hoạt, sáng tạo Nếu đề yêu cầu: NX phong cách nghệ thuật độc đáo thể hiện qua khả năng khám phá đối tượng thẩm mỹ Phong cách nghệ thuật được thể hiện qua: + Góc nhìn đa chiều, tài hoa nghệ sĩ: Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút trăm màu để miêu tả hàng loạt những hình ảnh khác nhau vừa có tính trí tuệ vừa có tính tạo hình vượt xa những thủ pháp nhân hóa thông thường. Nếu như ở đoạn đầu Nguyễn Tuân sử dụng góc nhìn của một nghệ sĩ tài hoa diễn tả từng đoạn thác đá, từng cửa ải trận địa dữ dội của một sông Đà hung bạo thì tới đây dưới con mắt khám phá sự vật ở phương diện mỹ thuật, Nguyễn Tuân nhìn dòng sông Đà như một công trình nghệ thuật thiên tạo tuyệt vời. Sông Đà như một “áng tóc trữ tình tuôn dài mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”. Nguyễn Tuân nhìn dòng sông Đà và truyền cho độc giả nhìn nó qua làn mây mùa xuân, ánh nắng mùa thu, chăm chú theo dõi những biến đổi sắc màu của nó khi thì “xanh màu ngọc bích", khi thì “lừ lừ chín đỏ”. Không chỉ vậy, cách Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà còn vô cùng phong phú khi ông cảm nhận sông Đà không chỉ dưới góc độ không gian mà còn cảm nhận dòng sông dưới góc độ của thời gian. + Vốn hiểu biết uyên bác của nhà văn: Hình ảnh lãng mạn, trữ tình của con sông Đà được Nguyễn Tuân tái hiện bằng cách kết hợp kiến thức hội hoạ và thơ ca.

Threads: @tht.diary Threads: @tht.diary 6. Nhận xét về cách nhìn riêng của nhà văn Nguyễn Tuân (Đoạn sông Đà lặng tờ) + Cái nhìn thẩm mỹ: Khám phá và mô tả mọi sự vật theo phương diện của cái đẹp, Nguyễn Tuân cũng rất tự nhiên phú cho nó một đời sống mới: vừa có cái gì đó trong trẻo, ban sơ vừa rất cổ kính, một cái đẹp đầy mê hoặc + Cái nhìn lịch sử, văn hoá: phát hiện sông đà với khung cảnh hai bên bờ “như một nỗi niềm cổ tích xưa”, “như bờ tiền sử”. + Cái nhìn trân trọng, tin yêu → Những cảm tình ấy được ghi lại một cách rõ nét qua cái nhìn và sự thưởng lãm của nhân vật khách. + Cái nhìn gắn bó cộng sinh giữa con người và tự nhiên 7. Nhận xét chất thơ thể hiện trong đoạn trích sông Đà trữ tình (Công thức ghi nhớ dạng đề nhận xét về chất thơ / cái tôi nhà văn: Nêu định nghĩa → Biểu hiện → Ý nghĩa) + Định nghĩa: “Chất thơ” có thể hiểu là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ nhân văn, phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp đó có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng bồng bềnh bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn. Hoặc, “chất thơ” cũng có thể tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa...” (Đỗ Lai Thuý) + Biểu hiện: - Cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông: Sông Đà như một người gái đẹp của núi rừng Tây Bắc với mái tóc dài, thật dài, mượt mà, tha thướt, gài buông lơi những bông hoa ban trắng ngần hay những bông gạo đỏ rực, thấp thoáng ẩn hiện giữa núi rừng mùa xuân mù sương khói. - Vẻ tinh khôi, non tơ của nương ngô nhú lá non đầu mùa, của những vạt đồi cỏ gianh đang ra nõn búp; vẻ lặng tờ, tịnh không một bóng người, hoang dại, hồn nhiên của đôi bờ biền bãi. - Ở xúc cảm tinh tế của tác giả trước dòng sông thơ mộng, trữ tình: cảm giác đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân sau chuỗi ngày chia biệt; cảm giác thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu... - Ở những so sánh, liên tưởng thú vị độc đáo của Nguyễn Tuân: Sông Đà như một người con gái đẹp, như một cố nhân, nước Sông Đà đổi màu liên tục qua mỗi mùa trong năm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.