Nội dung text Đề HSG sử 8 (23-24).doc
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THANH LIÊM ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC HỌC SINH GIỎI MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 8 ( LỊCH SỬ) NĂM HỌC 2023 - 2024 (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1 (4 điểm) Phân tích hậu quả và tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. Vì sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa? Câu 2 (3 điểm) Trình bày nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868). Cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? Câu 3 (4,0 điểm) Trình bày nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn (thế kỉ XVIII). Vì sao có thể khẳng định phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc? Câu 4 (4,0 điểm) Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? Từ sự thất bại trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc hiện nay? Câu 5 (3,0 điểm) Trình bày quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường sa trong các thế kỉ XVI – XIX. Câu 6 (2,0 điểm) Nêu những nét chính về quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự chế độ nước sông Hồng. -----Hết----- Họ và tên thí sinh:................................... Số báo danh:........................................... Người coi thi số1………………………… Người coi thi số2:......................................
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THANH LIÊM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC HỌC SINH GIỎI MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 8 ( LỊCH SỬ) NĂM HỌC 2023 - 2024 (Thời gian làm bài 150 phút) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Phân tích hậu quả và tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. Vì sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa? 4 điểm * Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: - Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối Hiệp ước, song đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề cho nhân loại: - Lôi cuốn 38 nước trực tiếp tham chiến và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa. Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương - Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ... Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 85 tỉ USD. * Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất: - Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi (các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…) - Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản: + Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. + Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,… + Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, trở thành con nợ của Mĩ - Một trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn” - Trong quá trình chiến tranh, thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. * Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì: - Lực lượng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đều là các nước đế quốc (tập hợp trong hai khối quân sự là Liên minh và Hiệp ước). - Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc là nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa. Bên cạnh đó, các nước đế quốc còn muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. - Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, thị trường và thuộc địa cho các nước đế quốc thắng trận, nhưng để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Nhân dân lao động phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Câu 2 Trình bày nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868). Cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? 3 điểm
* Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị: - Chính trị: + Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ. Ban hành Hiến pháp năm 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng. + Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền. - Kinh tế: + Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh. + Xây dựng đường xá, cầu cống... - Quân sự: + Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. + Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí. Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân. - Giáo dục: + Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy. + Cử những học sinh ưu tú du học ở phương Tây. * Ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam - Cổ vũ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. - Góp phần làm chuyển biến nhận thức của nhiều sĩ phu yêu nước, tiến bộ ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… - Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị là một nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. - Phong trào Đông du (do Phan Bội Châu khởi xướng) diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị,… 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 Trình bày nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn (thế kỉ XVIII). Vì sao có thể khẳng định phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc? 4 điểm * Nguyên nhân bùng nổ - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong suy yếu: Bộ máy quan lại các cấp rất cồng kềnh và tham nhũng. Ruộng đất bị địa chủ, cường hào lấn chiếm; chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề. - Đời sống nhân dân khổ cực. Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong dâng cao đến đỉnh điểm, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã diễn ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn. - Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), sau đó chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định). Với khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia. * Ý nghĩa lịch sử: - Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài... 0,25 0,25 0,5 0,25
- Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. * Nguyên nhân thắng lợi: - Do có tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta. - Nhờ tài năng thao lược, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung - Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân. * Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII và bảo vệ nền độc lập dân tộc vì: - Phong trào Tây Sơn nổ ra trong bối cảnh đất nước bị chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy vong tột độ. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra khắp nơi nhưng đều thất bại. - Phong trào Tây Sơn đã tiêu diệt tập đoàn phog kiến Lê-Trịnh, Nguyễn thống nhất đất nước: + 1771: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa … + 1777: lật đổ chúa Nguyễn làm chủ vùng đất Đàng Trong + 1786 - 1788: tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê -Trịnh => đặt nền tảng thống nhất đất nước - Phong trào Tây Sơn đã tiêu diệt quân xâm lược Xiêm, Thanh hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đất nước: + Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cùng tàn quân trốn chạy và cầu cứu quân Xiêm, 1784, năm vạn quân Xiêm xâm lược nước ta. Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích ở Rạch Gầm-Xoài Mút đánh tan quân Xiêm xâm lược… + Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh, vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung tiến quân ra Bắc. Từ 25 đến ngày 30/1/1789 (đêm 30 đến mùng 5 Tết Kỉ Dậu) nghĩa quân Tây Sơn đã giải phóng kinh thành Thăng Long, đánh bại quân Thanh xâm lược. => Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 4 Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? Từ sự thất bại trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc hiện nay? 4 điểm * Giống nhau: - Đều là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến. - Đều nhằm mục tiêu cao nhất là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. - Có lực lượng tham gia đông đảo, chủ yếu là nông dân. Hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang. - Đều thất bại, nhưng đã làm tiêu hao một bộ phận quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này. 0,25 0,25 0,25 0,5