Nội dung text CHỦ ĐỀ 16 - ĐỊNH LUẬT III NEWTON - GV.Image.Marked.pdf
BÀI 16. ĐỊNH LUẬT III NEWTON I . TÓM TẮT LÝ THUYẾT – PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Lực tương tác giữa các vật Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm thẳng lại gần nhau, hai nam châm đều tác dụng lực đẩy lên nhau. Khi võ sĩ lấy tay đấm vào bao cát, ta thấy bao cát bị dịch chuyển bởi lực tác dụng của tay lên bao cát. Đồng thời tay ta cũng cảm nhận được lực tác dụng bởi bao cát lên tay. - Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật. 2. Phát biểu - Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại lên vật A một lực. Hai lực này có điểm đặt lên hai vật khác nhau, cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. FAB FBA - Cặp lực FAB và FBA còn được gọi là hai lực trực đối 3. Lực và phản lực - Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặt mất đi đồng thời). - Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều ( hai lực như vậy là hai lực trực đối) - Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai vật khác nhau) - Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại.
- Hai lực hấp dẫn giữa cuốn sách và Trái Đất P và P là cặp lực – phản lực, lực ép Q và N giữa cuốn sách và mặt bàn là cặp lực – phản lực. - Cặp lực P và N không phải là cặp lực – phản lực vì chúng chúng cùng đặt vào một vật (quyển sách) PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài toán: Cho vật m1 chuyển động với vận tốc v1 đến va chạm với vật m2 chuyển động với vận tốc v2. Sau va chạm vận tốc của 2 vật sẽ thay đổi thế nào ? F12 F21 m1 1 2 2 a m a 1 1 2 2 1 2 1 1 1 2 2 2 v v v v m m t t m v v m v v Trong đó: v1; v1 / : lần lượt là vận tốc của vật m1 trước và sau tương tác v2; v2 / : lần lượt là vận tốc của vật m2 trước và sau tương tác Ví dụ 1: Trên mặt nằm ngang không ma sát, xe một chuyển động với độ lớn vận tốc 5 m/s đến va chạm vào xe hai đang đứng yên. Sau va chạm, bật lại với tốc độ 150 cm/s, xe hai chuyển động với độ lớn vận tốc 200 cm/s. Biết khối lượng xe hai là 400 g. Khối lượng xe một bằng bao nhiêu Hướng dẫn giải: Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 1 trước va chạm Gia tốc của xe 1: a1 = (–v’1 – v1)/t Gia tốc của xe 2: a2 = (v’2 – v2)/t Áp dụng định luật III Newton ta có: m1a1 = –m2a2 = > m1(1,5 + 5) = 2m2 = > m1 = 0,145kg Ví dụ 2: Hai quả cầu chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, quả cầu 1 chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm vào quả cầu thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm cả hai quả cầu chuyển động theo hướng cũ của quả cầu 1 với cùng vận tốc 2m/s. Tỉ số khối lượng m1/m2. Hướng dẫn giải Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu 1 Áp dụng định luật III Newton ta có: m1a1 = –m2a2 = > m1(v’1 – v1)/t = –m2(v’2 – v2)/t = > m1/m2 = 1 Ví dụ 3: Quả bóng khối lượng 200 bay với vận tốc 90km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực tường tác dụng lên bóng. Hướng dẫn giải: 1 01 21 1 1 1 21 15 ( 25) 0,2 160 0,05 v v F m a m F N t
II– BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ: PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn: MỨC ĐỘ BIẾT Câu 1. Chọn câu sai? Trong tương tác giữa hai vật A. gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng. B. hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau. C. các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối. D. lực và phản lực có độ lớn bằng nhau. Câu 2. Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 3. Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B ? A. FAB FBA . B. FAB FBA . C. FAB FBA . D. FAB FBA . Câu 4. Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực? A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau. C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau. D. Lực và phản lực không cân bằng nhau. Câu 5. Lực và phản lực luôn A. khác nhau về bản chất. B. xuất hiện và mất đi đồng thời. C. cùng hướng với nhau. D. cân bằng nhau. Câu 6. Lực và phản lực A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. có phương khác nhau. D. cùng chiều nhau. Câu 7. Chọn ý sai. Lực và phản lực A. là hai lực cân bằng. B. luôn xuất hiện đồng thời. C. cùng phương. D. cùng bản chất. Câu 8. Chọn ý sai. Lực và phản lực A. là hai lực trực đối. B. cùng độ lớn. C. ngược chiều nhau. D. có thể tác dụng vào cùng một vật. Câu 9. Hai lực cân bằng là hai lực A. bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau. B. bằng nhau về độ lớn, cùng chiều và tác dụng vào một vật. C. tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật. D. bằng nhau về độ lớn và tác dụng vào hai vật khác nhau. Câu 10. Điều nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của hai lực cân bằng? A. Cùng độ lớn. B. Cùng chiều. C. Ngược chiều. D. Cùng giá. Câu 11. Hai lực trực đối là hai lực A. có cùng độ lớn, cùng chiều. C. có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. B. có cùng độ lớn, ngược chiều. D. có cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều. Câu 12. Trong tương tác giữa hai vật, lực và phản lực không có cùng đặc điểm nào trong các đặc điểm sau? A. Xuất hiện và mất đi đồng thời. B. Cùng độ lớn. C. Cùng giá. D. Cùng hướng. Câu 13. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự tương tác giữa các vật? A. Tác dụng giữa các vật bao giờ cũng có tính chất hai chiều (gọi là tương tác). B. Khi một vật chuyển động có gia tốc, thì đã có lực tác dụng lên vật gây ra gia tốc ấy.
C. Khi vật A tác dụng lên vật B thì ngược lại, vật B cũng tác dụng ngược lại vật A. D. Khi vật A tác dụng lên vật B thì chỉ có vật B thu gia tốc, còn vật A giữ thì không. Câu 14. Định luật III Newton cho ta nhận biết A. bản chất sự tương tác qua lại giữa hai vật. B. sự phân biệt giữa lực và phản lực. C. sự cân bằng giữa lực và phản lực. D. qui luật cân bằng giữa các lực trong tự nhiên. Câu 15. Chọn phát biểu không đúng. A. Những lực tương tác giữa hai vật là lực trực đối. B. Lực tác dụng là lực đàn hồi thì phản lực cũng là lực đàn hồi. C. Lực và phản lực là hai lực trực đối nên cân bằng nhau. D. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. Câu 16. Chọn phát biểu không đúng A. Những lực tương tác giữa hai vật là lực trực đối. B. Lực tác dụng là lực đàn hồi thì phản lực cũng là lực đàn hồi. C. Lực và phản lực là hai lực trực đối nên cân bằng nhau. D. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. Câu 17. Chọn phát biểu sai về định luật III Niutơn. A. Trong mọi trường hợp, khi vật M tác dụng vào N một lực tác dụng thì vật N cũng tác dụng lại vật M một phản lực. B. Lực tác dụng và phản lực là hai lực trực đối. C. Lực tác dụng và phản lực làm thành một cặp lực cân bằng. D. Lực tác dụng và phản lực đặt vào hai vật khác nhau. Mức độ HIỂU Câu 18. Chọn câu đúng. Một trái bóng bàn bay từ xa đến đập vào tường và bật ngược trở lại thì A. lực của trái bóng tác dụng vào tường nhỏ hơn lực của tường tác dụng vào quả bóng. B. lực của trái bóng tác dụng vào tường bằng lực của tường tác dụng vào quả bóng. C. lực của trái bóng tác dụng vào tường lớn hơn lực của tường tác dụng vào quả bóng. D. không đủ cơ sở để kết luận. Hướng dẫn giải - Theo định luật III Niuton, lực của trái bóng tác dụng vào tường bằng lực của tường tác dụng vào quả bóng. Câu 19. Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải va chạm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Biết khối lượng ô tô tải lớn hơn ô tô con. Xe nào chịu lực lớn hơn? Xe nào nhận được gia tốc lớn hơn? A. Hai ôtô chịu lực như nhau, ô tô con thu được gia tốc lớn hơn. B. Hai ôtô chịu lực như nhau, ô tô con thu được gia tốc nhỏ hơn. C. Ôtô con chịu lực lớn hơn, hai ô tô có cùng gia tốc. D. Ôtô con chịu lực nhỏ hơn, hai ô tô có cùng gia tốc. Hướng dẫn giải - Theo định luật III Niu tơn, lực tác động lên các xe có độ lớn như nhau. - Vì khối lượng ô tô tải lớn hơn ô tô con nên gia tốc ô tô tải nhỏ hơn. Câu 20. Để xách một túi dựng thức ăn, một người tác dụng vào túi một lực 40 N hướng lên trên. Phản lực của túi tác dụng lên tay người là A. 50N, hướng lên trên (ngược với chiều người tác dụng). B. 40N, hướng xuống dưới (ngược với chiều người tác dụng). C. 50N, hướng xuống dưới (ngược với chiều người tác dụng). D. 40N, hướng lên trên (cùng với chiều người tác dụng). Hướng dẫn giải - Theo định luật III Newton: F túi = F tay = 40N