PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐẠI CƯƠNG _ THÔNG KHÍ PHỔI.pdf

A. ĐẠI CƯƠNG: I. VAI TRÒ HÔ HẤP: ➢ Sản phẩm chuyển hóa tạo năng lượng có CO2, H2O, H + , NH3 và ure. Khí carbonic trong tế bào gặp nước sẽ thành acid carbonic. Acid carbonic (H2CO3) là một acid yếu dễ phân ly thành H + và HCO3 - ➢ Cuối cùng: ▪ H + được thải qua thận ▪ CO2 một phần thải qua bộ máy hô hấp, còn lại sẽ thải qua thận. ▪ Nước dư của cơ thể sẽ đào thải qua thận vào nước tiểu. II.ĐỊNH NGHĨA HÔ HẤP: Hô hấp là hoạt động trao đổi khí, gồm cung cấp Oxygen cần thiết cho tế bào để tạo năng lượng, đào thải khí CO2 ra ngoài cơ thể duy trì sự ổn định pH nội môi. III. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI KHÍ: Quá trình hô hấp gồm có các hoạt động chức năng sau: 1) Thông khí phổi. 2) Trao đổi khí qua màng phế nang – mao mạch phổi. 3) Vận chuyển khí trong máu (từ mao mạch phổi đến mao mạch quanh mô và ngược lại). 4) Trao đổi khí qua màng tế bào. B. THÔNG KHÍ PHỔI: I. GIẢI PHẪU – SINH LÝ – MÔ: Gồm: Đường dẫn khí, Lồng ngực & cơ hô hấp, Màng phổi, Hệ thống mạch máu phổi, Hệ thống thần kinh 1. ĐƯỜNG DẪN KHÍ: a. Đường hô hấp trên: Bắt đầu từ Mũi → Thanh quản (1) Mũi: ̶ Gồm khoang mũi & hốc mũi ̶ Niêm mạc mũi là TB biểu mô & TB tiết dịch nhầy ̶ TB biểu mô có lông mũi, tuyến dịch nhầy, HT thần kinh (2) Vùng hầu họng: ̶ Là ngã tư, có nhiều hạch lympho (Vòng BH Waldayer) (3) Thanh quản: ̶ Cửa ngõ đường hô hấp dưới ̶ Thanh quản có 02 dây thanh âm: Khi nuốt → đóng lại, Khi hít → mở ra
⟹ Đ.với đường hô hấp trên, cấu trúc khoang mũi miệng đều là xương → tạo ra đến 50% kháng trở khí lưu thông b. Đường hô hấp dưới: Bắt đầu từ Khí quản → Phế nang Cấu tạo đường hô hấp dưới chia thành nhiều hệ nhánh → đgl Cây Khí – Phế quản (1) Đường hô hấp dưới phần sụn. ̶ Từ khí quản đến phế quản nhỏ có lớp vòng sụn ̶ Tác dụng các vòng sụn làm đường kính của đường hô hấp này không bị xẹp và dễ uốn cong, nhất là khi thay đổi tư thế của đầu. (2) Đường hô hấp dưới không có sụn ̶ Tiểu phế quản tận không có lớp sụn, nhưng có cơ trơn tiểu phế quản. ̶ Co thắt cơ trơn tiểu phế quản làm hẹp đường dẫn khí. (3) Cấu trúc niêm mạc của đường dẫn khí gồm các TB biểu mô có nhiều vi nhung mao và TB tiết dịch nhầy. (4) Lớp dưới niêm mạc với nhiều hệ thống tuyến tiết dịch, mạch máu, bạch huyết, tế bào đại thực bào, tế bào mast và hệ thống thần kinh.  Tác dụng cấu trúc mô học lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc giúp khí đi vào phổi đảm bảo sạch, ẩm và ấm. ⟹ Cấu trúc mô học & sự phân nhánh của đường hô hấp dưới gây ra 10 – 20% kháng trở
c. Nhu mô phổi: ̶ Cấu trúc phế nang chỉ gồm có 01 lớp TB biểu mô ̶ TB biểu mô phế nang có 2 loại: ✓ TB biểu mô loại I : Là TB biểu mô cấu trúc, có vi nhung mao ✓ TB biểu mô loại II: Là TB có khả năng tiết chất surfactant tráng bên trong bề mặt phế nang ̶ Mặt ngoài lớp tế bào biểu mô phế nang là tổ chức mô kẽ → Thành phần có những sợi chun, sợi collagen có tính đàn hồi, các tế bào đại thực bào nằm rải rác, các tận cùng của hệ thống thần kinh thực vật và hệ thống mao mạch quanh phế nang. 2. LỒNG NGỰC & CƠ HÔ HẤP: a. Lồng ngực: ̶ Là một lồng kín, đáy là cơ hoành, gồm các bộ phận: ▪ Cố định (cột sống) ▪ Di chuyển được (xương sườn, xương ức) ▪ Cử động (các cơ hít vào và thở ra). ̶ Để thực hiện nhiệm vụ trong cơ học hô hấp, lồng ngực phải kín và đàn hồi. b. Các cơ hô hấp: làm thay đổi thể tích lồng ngực, chia làm hai nhóm: (1) Cơ hít vào: ✓ Lúc bình thường: cơ hoành, cơ liên sườn ngoài ✓ Khi gắng sức: cơ lệch, cơ răng trước, cơ ức đòn chũm, cơ má, cơ lưỡi, cơ cánh mũi. (2) Cơ thở ra: ✓ Lúc bình thường: các cơ co vào trong lúc hít vào, khi giãn nghỉ sẽ gây thở ra ✓ Khi gắng sức: cơ liên sườn trong, cơ thành bụng trước.
3. MÀNG PHỔI: ̶ Màng phổi gồm Lá thành & Lá tạng ̶ Giữa 2 lá có một khoang ảo → Khoang màng phổi (trong khoang có dịch mỏng) 4. HỆ THỐNG MẠCH MÁU PHỔI: Gồm 2 hệ thống mạch máu: a. Hệ tuần hoàn phổi:  Tâm thất P → ĐM phổi → Phế nang → Mạng lưới mao mạch bao quanh phế nang → Trao đổi khí → TM phổi → Tâm nhĩ T b. Hệ thống máu phế quản:  Bắt nguồn từ Nhánh ĐM phế quản – xuất phát từ ĐMC ngực → Phân nhánh nuôi dưỡng phế quản → Đổ vào TM phổi → Tim trái. c. Hệ Bạch huyết: ̶ Kết thúc là ống BH ngực phải ̶ Nhiệm vụ: Hút dịch gian bào đổ về hệ tuần hoàn 5. HỆ T.KINH: a. Hệ TKTW: gồm các trung tâm hô hấp và điều hòa hô hấp • Hành não: Trung tâm hít vào, thở ra • Cầu não: Trung tâm điều hòa hô hấp • Vỏ não: Điều khiển hoạt động hô hấp theo ý muốn b. Hệ TK thực vật: TK giao cảm & TK X phó giao cảm phân nhánh đến cơ trơn tiểu phế quản và nhu mô phổi

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.