PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 1 -Năng lượng, công cơ học.pdf

 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 1 - Tất cả mọi quá trình diễn ra trong tự nhiên đều cần đến năng lượng. - Năng lượng có thể tồn tại ở dạng: cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh, năng lượng nguyên tử... - Năng lượng là một đại lượng vô hướng - Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau. - Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ. - Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là J - Một đơn vị thông dụng khác của năng lượng là calo. 1calo = 4,184 J (Một calo là năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1g nước lên thêm 1oC) - Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, năng lượng luôn được bảo toàn. Chuyên đề 4 NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT Chủ đề 1 NĂNG LƯỢNG, CÔNG CƠ HỌC I Tóm tắt lý thuyết 1 Năng lượng 2 Tính chất của năng lượng 3 Định luật bảo toàn năng lượng 4 Công cơ học
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 2 Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1: (SBT-KNTT) Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng A. cal. B. W. C. J. D. W s . Câu 2: (SBT-CTST) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng ? A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng. B. Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn. D. Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo. Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất. Công có thể biểu thị bằng tích của A. Lực và quãng đường đi được. B. Lực và vận tốc. C. Năng lượng và khoảng thời gian. D. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. Câu 4: Lực F⃗ không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α, biểu thức tính công của lực là: A. A = F.s.cosα. B. A = F.s. C. A = F.sinα. D. A = Fcosα. a. Thực hiện công là một cách truyền năng lượng từ vật này sang vật khác: Công đã thực hiện = Phần năng lượng đã truyền b. Khi lực F⃗ chuyển dời một đoạn s theo hướng của lực thì công do lực sinh ra: A = F.s c. Trường hợp tổng quát: A = F.s.cosα Trong đó: + A: công của lực F (J) + s: là quãng đường di chuyển của vật (m) + α: góc tạo bởi lực F⃗ với hướng của độ dời d. → 1J = 1N.1m =1 N.m → 1J là công do lực có độ lớn 1N thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời 1m theo phương của lực. d. Chú ý: + cosα > 0 → A > 0 : công phát động. (0°  α < 90°) + cosα = 0 → A = 0 : Công thực hiện bằng 0 (lực không sinh công). (α = 90°) + cosα < 0 →A < 0 : công cản. (90° < α  1800) II Đề trên lớp 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm)
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 3 Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không. B. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm thực hiện công khác không, C. Lực là đại lượng véctơ nên công cũng là véctơ. D. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số. Câu 6: (SBT-KNTT) Một lực F⃗ có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật đang chuyển động với vận tốc v theo các phương khác nhau như hình bên dưới Độ lớn của công do lực F thực hiện xếp theo thứ tự tăng dần là A. (a, b, c). B. (a, c, b). C. (b, a, c). D. (c, a, b). Câu 7: (SBT-KNTT) Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox thì bị tác dụng bởi hai lực có độ lớn là F1 , F2 và cùng phương chuyển động. Kết quả là vận tốc của vật tăng lên theo chiều Ox. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. F1 sinh công dương, F2 không sinh công. C. Cả hai lực đều sinh công dương. B. F1 không sinh công, F2 sinh công dương. D. Cả hai lực đều sinh công âm. Câu 8: (SBT-KNTT) Lực nào sau đây không thực hiện công khi nó tác dụng vào vật đang chuyển động A. Trọng lực. B. Lực ma sát. C. Lực hướng tâm. D. Lực hấp dẫn. Câu 9: (SBT-CTST) Dạng năng lượng không phải trong hình bên dưới là A. điện năng. B. quang năng. C. cơ năng. D. năng lượng sinh học. Câu 10: (SBT-CTST) Cho ba lực tác dụng lên một viên gạch đặt trên mặt phẳng nằm ngang như Hình 15.3. Công thực hiện bởi các lực F⃗ 1 , F⃗ 2 và F⃗ 3 khi viên gạch dịch chuyển một quãng đường d là A1 , A2 và A3 . Biết rằng viên gạch chuyển động sang bên trái. Nhận định nào sau đây là đúng? A. A1 > 0, A2 > 0, A3 = 0. B. A1 > 0, A2 < 0, A3 = 0. C. A1 < 0, A2 > 0, A3 ≠ 0. D. A1 < 0, A2 < 0, A3 ≠ 0.
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 4 Câu 11: Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F1 > F2 > F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB như hình vẽ. Có thể kết luận gì về quan hệ giữa các công của các lực này: A. A1 > A2 > A3. B. A1 < A2 < A3. C. A1 = A2 = A3. D. còn phụ thuộc vào vật di chuyển đều hay không. Câu 12: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150 N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị (Lấy √3 = 1,73) A. 51900 J. B. 30000 J. C. 15000 J. D. 25980 J. Câu 13: Một vật tham gia chuyển động tròn đều, độ lớn của lực hướng tâm F = 10 N. Khi vật đi được 10m sẽ là : A. 0 J. C. 10 J. B. 1 J. D. 100 J. Câu 14: Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc. Công do trọng lực thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là A. Ap = m.g.sinα.S. B. Ap = m.g.cos.S. C. Ap = - m.g.sinα.S. D. Ap = - m.g.cosα.S. Câu 15: Một người dùng tay đẩy một thùng hàng bởi 1 lực 20N trượt một khoảng dài 4,5 m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương là phương chuyển động của thùng hàng. Người đó đã thực hiện một công là: A. 90 J. B. – 25J. C. 0. D. 50 J. Câu 16: Một vật khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Sau khoảng thời gian 1,2 s trọng lực đã thực hiện một công là A. 138,3 J. B. 150 J. C. 180 J. D. 205,4 J. F1 F2 F3 A B

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.