PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text GIẢI ĐỀ SỐ 041 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong các đại lượng sau đây đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí? A. Thể tích. B. Khối lượng. C. Nhiệt độ tuyệt đối. D. Áp suất. Câu 2: Phản ứng sau đây không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo? A. 92 238U → 2 4He + 90 234Th. B. 13 27Al + 2 4He → 15 30Po + 0 1n. C. 2 4He + 7 14 N → 8 17O + 1 1H. D. 92 238U + 0 1n → 92 239U. Câu 3: Thường vào các buổi sáng sớm, ta có thể quan sát được những giọt sương đọng lại trên các lá cây. Giọt sương được hình thành từ hiện tượng gì A. Ngưng kết. B. Thăng hoa. C. Ngưng tụ. D. Hóa hơi. Câu 4: Gọi k là hằng số Boltzmann, T là nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí. Động năng tịnh tiến trung bình của các phân khí xác định bởi công thức nào sau đây? A. Ed = 2 3 kT 2 . B. Ed = 2 3 kT. C. Ed = 3 2 kT. D. Ed = 3 2 kT 2 . Câu 5: Gọi p, V và T lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lí tưởng xác định. Biểu thức nào sau đây mô tả đúng mối liên hệ giữa các đại lượng trên? A. pV T = hằng số B. pT V = hằng số C. pVT = hằng số D. VT p = hằng số. Câu 6: Định luật Charles khảo sát mối liên hệ giữa A. nhiệt độ và thể tích của một lượng khí xác định khi áp suất được giữ không đổi. B. khối lượng và áp suất của một lượng khí xác định khi thể tích của khối khí giữ không đổi. C. áp suất và thể tích của một lượng khí xác định khi nhiệt độ của khối khí giữ không đổi. D. thể tích và khối lượng của một lượng khí xác định khi áp suất của khối khí được giữ không đổi. Câu 7: Các xe chở xăng, dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường. Đoạn dây xích đó có tác dụng A. tăng ma sát của xe với mặt đường. B. làm cho xe cân bằng tốt hơn. C. truyền nhiệt (do quá trình xe chuyển động cọ xát với không khí) từ thùng xe, than xe xuống đất tránh được nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn. D. truyền các điện tích (do quá trình xe chuyển động cọ xát với không khí) từ thùng xe, thân xe xuống đất tránh được nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn Câu 8: Cho một đoạn dây dẫn có điện trở R đặt trong một từ trường đều sao cho đoạn dây vuông góc với các đường sức từ. Đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn này một hiệu điện thế U thì lực từ tác dụng lên nó có độ lớn tỉ lệ thuận với A. U. B. U 2 . C. R. D. √U. Câu 9: Đồ thị cho thấy mối liên hệ giữa từ thông φ qua cuộn dây theo thời gian khi cuộn dây được đưa vào một từ trường. Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây A. giảm dần rồi bằng 0 sau thời gian t0. B. tăng dần rồi bằng một hằng số sau thời gian t0. C. bằng một hằng số rồi bằng 0 sau thời gian t0. D. bằng 0 rồi tăng dần sau thời gian t0. Mã đề thi 041
Sử dụng các thông tin sau cho câu 10 và câu 11: Một học sinh đang tìm hiểu một máy phát điện xoay chiều đơn giản như minh hoạ trên hình bên. Câu 10: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện trên dựa trên hiện tượng A. giao thoa ánh sáng. B. cảm ứng điện từ. C. khúc xạ ánh sáng. D. siêu dẫn. Câu 11: Stato trong máy phát điện là A. bộ phận quay. B. bộ phận đứng yên. C. nguồn điện. D. bộ phận biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Câu 12: Trong phản ứng tổng hợp hạt nhân 1 2D + 1 3T → 0 1n + X. Hạt X sẽ là A. Hạt positron. B. Hạt electron. C. Hạt nhân Helium. D. Hạt photon. Câu 13: Sau khi đun nóng nước đến 100∘C, tiếp tục đun thêm thì 0,70 kg nước đã chuyển thành hơi. Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là L = 2, 3.106 J/kg. Nhiệt lượng đã cung cấp để làm 0,70 kg nước ở 100∘C hóa hơi hết là A. 1,61.103 J. B. 1,61.104 J. C. 1,61.105 J. D. 1,61.106 J. Câu 14: Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch có dạng i = 5cos(120πt − π/4) (A). Chu kì của dòng điện này bằng A. 1/200 s. B. 60 s. C. 1/60 s. D. 120 s. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 15 và Câu 16: Một viên đạn chì có khối lượng m = 100 g được bắn ra với tốc độ vo = 225 km/h. Sau khi xuyên qua một tấm thép, tốc độ giảm còn v = 72 km/h. Câu 15: Tính độ biến thiên nội năng của hệ viên đạn và tấm thép? A. 309,7 J. B. 230 J. C. 175,3 J. D. 110 J. Câu 16: Biết rằng viên đạn hấp thụ 50% nhiệt lượng do quá trình xảy ra va chạm. Nhiệt dung riêng của viên đạn là c = 130 J/(kg. K). Tính độ tăng nhiệt độ của viên đạn A. 2, 7 ∘C B. 3 0C C. 6, 4 0C D. 6, 7 ∘C Câu 17: Một hạt nhân có 8 proton và 9 neutron. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này bằng 7,75MeV/ nucleon. Biết mp = 1,0073amu, mn = 1,0087amu. Khối lượng của hạt nhân đó bằng bao nhiêu? A. 16,545amu. B. 17,138amu. C. 16,995 amu. D. 17,243 amu. Câu 18: Hạt nhân mẹ X phóng xạ tạo thành hạt nhân con Y. Sự phụ thuộc số hạt nhân X và Y theo thời gian được cho bởi đồ thị. Tỷ số hạt nhân NY NX tại thời điểm t1 gần giá trị nào nhất sau đây A. 9,3. B. 7,5. C. 8,4. D. 6,8. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Một nhóm học sinh bố trí thí nghiệm đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá ở 0 ∘C như hình bên dưới. Nhóm học sinh tiến hành như sau: Bước 1: Để cho nước đá chảy vào cốc, đo khối lượng nước thu được trong cốc sau mỗi 30 (s). Lặp lại 2 đến 3 lần cho đến khi khối lượng nước thu được sau 30 (s) gần như bằng nhau. Bước 2: Nhóm học sinh tắt nguồn điện, đo khối lượng nước thu được trong cốc thuỷ tinh trong khoảng thời gian 10 phút. Bước 3: Sau đó đổ lượng nước trong cốc đi, bật công tắt nguồn tiến hành đo khối lượng nước thu được trong cốc sau 5 phút. Dữ liệu thu được thể hiện ở bảng bên dưới Khối lượng nước trong cốc (g) Năng lượng cung cấp cho dây điện trở (J) Thời gian (phút) Tắt nguồn điện 16,6 0 10,0 Bật nguồn điện 64,7 18000 5,0 a) Việc làm bước 1 của nhóm học sinh để xác định quá trình tan chảy của nước đá ở tốc độ không đổi b) Bước 2 nhóm học sinh cho rằng khối lượng nước đá tan do nhận nhiệt từ môi trường xung quanh c) Khi bật nguồn điện, nước đá nhận nhiệt từ dây điện trở và tan chảy. Lượng nước đá bị tan chảy khi nhận nhiệt từ dây điện trở là khối lượng nước trong cốc mà nhóm học sinh đo được ở bước 3 d) Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá xấp xỉ 319 J/g. Câu 2: Để điều trị ung thư tuyến giáp, một bệnh nhân đã nhận một liều dược chất phóng xạ chứa 25mg 53 131I. Biết rằng 53 131I là chất phóng xạ β −có chu kì bán rã là 8,02 ngày. a) Phương trình phóng xạ của 53 131I là 53 131I → 54 131Xe + −1 0 e + 0 0 ṽ. b) Độ phóng xạ của liều thuốc tại thời điểm bệnh nhân sử dụng là 1,15. 1014 Bq. c) Độ phóng xạ của liều thuốc sau khi sử dụng 7,00 ngày là 6,28. 1013 Bq. d) Số hạt β phát ra từ liều thuốc trong 7,00 ngày đó là 5,2.1019 electron. Câu 3: Một khung kim loại hình tròn đường kính 5 cm được đặt trong vùng từ trường đều có các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Hai đầu của khung dây được nối với một bóng đèn nhỏ tạo thành mạch kín. Lấy π ≈ 3,14; cho biết điện trở của khung kim loại và bóng đèn lần lượt là R1 = 2Ω và R2 = 1Ω. Tại thời điểm ban đầu (t = 0 s), người ta bắt đầu thay đổi độ lớn cảm ứng từ theo đồ thị như hình vẽ. a) Tại thời điểm t = 0 s, không có từ thông xuyên qua khung kim loại. b) Tổng thời gian đèn sáng trong quá trình thay đổi nói trên là 3s c) Suất điện động cảm ứng sinh ra trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 1 s là 1,1175mV. d) Nhiệt lượng toả ra trên bóng đèn trong một giây cuối cùng của quá trình thay đổi độ lớn cảm ứng từ xấp xỉ 1,1.10−7 J. Câu 4: Một quả bóng thám không kín có thể tích ban đầu là 22 m3 chứa khí hydrogen ở áp suất khí quyển mặt đất 101325 Pa và nhiệt độ mặt đất 298 K. Biết tổng khối lượng vỏ quả bóng với thiết bị đo bằng 4,5 kg, ở mặt đất độ dày của vỏ bóng là 0,52 mm và khi vỏ bóng nổ thì nó dày 0,08 mm, nhiệt độ ở độ cao mà bóng bị nổ là 226 K. Lấy khối lượng mol của không khí là 29 g/mol, khối lượng mol của hydrogen bằng 2 g/mol; gia tốc trọng trường bằng 9,8 m/s 2 . a) Khi bóng thám không bay lên, khí trong bóng tuân theo định luật Charles. b) Tổng khối lượng của quả bóng là 6,3 kg c) Lực nâng quả bóng tại mặt đất là 194 N
d) Áp suất khí trong bóng khi bị nổ là 6,1.103 Pa PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài 16 cm, có cường độ dòng điện I = 5 A chạy qua đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có độ lớn F = 8.10−2 N. Tính góc hợp bởi đoạn dây mang dòng điện và vectơ cảm ứng từ theo đơn vị rad (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)? Câu 2: Khi cây còn sống, tỉ lệ hai đồng vị 12C và 14C trong nó và trong khí quyển là như nhau. Khi chết, 14C trong cây bị phân rã. Chu kì bán rã của 14C là 5730 năm. So sánh sự phóng xạ β −của một mẫu gỗ cổ với một mẫu gỗ tương tự còn sống, cả hai cùng chứa một lượng 14C người ta thấy số hạt 14C trong mẫu gỗ cổ ít hơn 3 lần so với mẫu gỗ tương đương còn đang sống. Xác định tuổi của mẫu gỗ cổ bằng bao nhiêu năm (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)? Câu 3: Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = 4cos (100πt − π 3 ) trong đó t có đơn vị là (s), i có đơn vị là (A). Thời điểm lần thứ 2025 cường độ dòng điện tức thời i = 2√3 A ứng với t bằng bao nhiêu giây? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười). Sử dụng các thông tin sau cho câu 4 và câu 5: Trong ô tô, người ta thường đặt ở hệ thống tay lái một thiết bị nhằm bảo vệ người lái xe khi xe gặp tai nạn, gọi là "túi khí". Túi khí được chế tạo bằng vật liệu co giãn, chịu được áp suất lớn. Trong túi khí thường chứa chất NaN3, khi xe va chạm mạnh vào vật cản thì hệ thống cảm biến của xe sẽ kích thích chất rắn này làm nó phân huỷ tạo thành Na và khí N2. Khí N2 được tạo thành có tác dụng làm phồng túi lên, giúp người lái xe không bị va chạm trực tiếp vào hệ thống lái. Biết phương trình phân huỷ NaN3: 2NaN3 → 2Na + 3N2. Biết trong túi ban đầu chứa 100 g NaN3. Cho khối lượng mol của Na và N lần lượt là 23 g/mol và 14 g/mol Câu 4: Lượng chất khí N2 được giải phóng sau khi xảy ra phản ứng phân huỷ hết NaN3 là bao nhiêu lít? Cho thể tích mol N2 được giải phóng là 22,4 lít/mol (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười). Câu 5: Biết thể tích túi khí khi phồng lên có độ lớn tới 48 lít. Bỏ qua thể tích khí có trong túi trước khi phồng lên và thể tích của Na được tạo thành trong túi do phản ứng phân hủy. Biết nhiệt độ trong túi khí lúc này là 30∘C. Áp suất của khí N2 trong túi khí khi đã phồng lên là bao nhiêu atm (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)? Câu 6: Ba chất lỏng A, B và C có nhiệt độ lần lượt là 48∘C, 32∘C và 24∘C. Nếu trộn A và B thì nhiệt độ cân bằng là 36∘C; nếu B và C thì nhiệ̣t độ cân bằng là 30∘C. Nếu A và C được trộn lẫn thì nhiệt độ cân bằng là bao nhiêu ∘C?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.