PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 3. Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử - HS.docx

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 1 I. CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ: 1. Tìm hiểu sự chuyển động của electron trong nguyên tử: Mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr Mô hình nguyên tử hiện đại Đặc điểm:  Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo tròn hay bầu dục, giống như quỹ đạo các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Đặc điểm  Electron chuyển động rất nhanh, quanh hạt nhân, không theo quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.  Vùng không quanh hạt nhân mà tại đó xác suất tìm thấy (có mặt electron) khoảng 90% gọi là orbital nguyên tử kí hiệu là AO (Atomic Orbital). 2. Tìm hiểu về orbital nguyên tử: Loại AO Hình dạng AO s Hình cầu AO p Hình số 8 nổi được phân bố theo các trục của hệ tọa độ Descartes (Đề - các) AO p X (Vị trí AO p phân bố trên trục Ox) AO p y (Vị trí AO p phân bố trên trục Oy) AO p z (Vị trí AO p phân bố trên trục Oz) AO d ,f Có hình dạng phức tạp.

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 3 Hình. Minh hoạ các lớp electron ở vỏ nguyên tử Đặc điểm: - Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp (kí hiệu K, L, M, N, O, P, Q) từ gần đến xa hạt nhân, theo thứ tự từ lớp n = 1 đến n = 7. - Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau. - Lớp e càng gần hạt nhân có năng lượng càng thấp => lớp K có năng lượng thấp nhất (e ở lớp này bị giữ chặt nhất). 2. Tìm hiểu phân lớp electron: Đặc điểm - Mỗi lớp electron phân chia thành các phân lớp, kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f (theo tứ tự năng lượng: s < p < d < f). - Các electron thuộc các phân lớp s, p, d và f được gọi tương ứng là các electron s, p, d và f. - Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau. Hình. Kí hiệu một số lớp và phân lớp electron trong nguyên tử - Lớp thứ n thì có n phân lớp và kí hiệu là ns, np, nd, nf... Phân lớp s có 1 AO
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 4 Phân lớp p có 3AO Phân lớp d có 5AO Phân lớp f có 7AO - Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4) số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó. Ví dụ 1. Trong nguyên tử, các electron sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo các mức năng lượng từ thấp đến cao. a. Những electron ở gần hạt nhân bị hút mạnh hơn về phía hạt nhân nên có năng lượng lớn hơn so với những electron ở xa hạt nhân. b. Các electron thuộc cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau. c. Các electron thuộc cùng một phân lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. d. Những electron ở lớp P có mức năng lượng cao nhất. Trả lời đúng hoặc sai cho các ý a), b), c), d) Ví dụ 2. Hãy cho biết tổng số electron tối đa chứa trong phân lớp s, p, d, f và số lượng orbital trong các phân lớp đó. Ví dụ 3. Lớp electron có số electron tối đa gọi là lớp electron bão hòa. Tổng số electron tối đa có trong các lớp L và M là A. 2 và 8. B. 8 và 10. C. 8 và 18. D. 18 và 32. Ví dụ 4. Số orbital (AO) có trong lớp L (n = 2) và N (n = 4) là A. 2 và 9. B. 8 và 12. C. 4 và 16. D. 4 và 14. III. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ: 1. Nguyên lí bền vững:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.