Nội dung text Đề số 5-GV.docx
Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 5 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án) Câu 1. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là chỉ tiêu phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư, được gọi là hệ số A. GNI. B. HDI. C. GDP. D. GINI. Câu 2. Nội dung nào sau đây phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta? A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp. B. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. C. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. D. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, dịch vụ. Câu 3. Về khía cạnh kinh tế, bảo hiểm có vai trò A. góp phần ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho con người. B. đảm bảo an toàn cho cuộc sống của con người. C. góp phần tạo việc làm cho một bộ phận dân cư. D. là một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Câu 4. Người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi là đối tượng của chính sách an sinh xã hội nào sau đây? A. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo. B. Chính sách về bảo hiểm. C. Chính sách trợ giúp xã hội. D. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản. Câu 5. Hệ thống chính sách an sinh xã hội không có vai trò nào sau đây? A. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng. B. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. C. Góp phần đảm bảo công bằng xã hội. D. Bình ổn giá cả hàng hoá/dịch vụ, kiềm chế lạm phát. Câu 6. Đối với doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ góp phần
A. thúc đẩy phân hoá giàu – nghèo. B. làm giảm niềm tin với công chúng. C. tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. D. tăng gánh nặng và áp lực tài chính. Câu 7. Nội dung nào sau đây thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? A. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. B. Thúc đẩy quá trình phân hoá giàu – nghèo. C. Thúc đẩy hiện tượng đầu cơ tích trữ. D. Giảm uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Câu 8. Trong các biểu hiện sau đây, đâu là biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một doanh nghiệp? A. Tuân thủ các quy định của pháp luật. B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. C. Đối xử không công bằng với người lao động. D. Tạo quan hệ gắn bó giữa nhân viên và công ty. Câu 9. Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, mỗi công dân không cần thực hiện trách nhiệm nào sau đây? A. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn. B. Đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. C. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. D. Công khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 10. Trong các khoản chỉ sau đây, đâu là khoản chi thiết yếu? A. Mua sắm trang sức, phụ kiện đắt đỏ. B. Vui chơi, giải trí. C. Du lịch. D. Chi phí nhà ở, tiền điện, tiền xăng. Câu 11. Trong kế hoạch thu, chi, các nguồn thu nhập trong gia đình không bao gồm khoản nào sau đây? A. Tiền mượn nợ. B. Tiền thu nhập bổ sung. C. Tiền lãi từ tiết kiệm và đầu tư. D. Thu nhập từ kinh doanh.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây thể hiện thói quen chi tiêu không hợp lí? A. Chi tiêu theo cảm xúc cá nhân. B. Không bỏ qua chi phí phát sinh. C. Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lí tài chính. D. Điều chỉnh hoạt động chi tiêu Câu 13. Quyền mà người không phải chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật là A. quyền sử dụng của chủ sở hữu. B. quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu. C. quyền định đoạt của người không phải chủ sở hữu. D. quyền chiếm hữu của chủ sở hữu. Câu 14. Quyền sở hữu không bị chấm dứt trong trường hợp nào sau đây? A. Chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác. B. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình. C. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ. D. Tài sản bị trưng mua. Câu 15. Hành vi nào sau đây thể hiện việc không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của công dân? A. Trao đổi tài sản với bạn bè. B. Thừa kế tài sản của người thân. C. Kí kết hợp đồng mua bán tài sản. D. Làm hỏng tài sản của đồng nghiệp. Câu 16. Theo Luật Di sản văn hoá năm 2013, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho ai? A. Bất kì ai mà tổ chức, cá nhân tin tưởng. B. Đại diện tổ chức xã hội nơi cư trú. C. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất. D. Bất kì cơ quan nhà nước nào. Câu 17. Trường hợp nào sau đây vi phạm pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong học tập? A. Học sinh K tự ý tắt điện phòng học bên cạnh khi thấy các bạn lớp đó quên tắt.
B. Ông B yêu cầu hội đồng tuyển sinh đại học Trường Đại học X phải cộng điểm ưu tiên cho con mình vì gia đình ông thuộc đồng bào dân tộc thiểu số. C. Với lí do để nâng cao kết quả học tập của học sinh, cô giáo S đã yêu cầu học sinh lớp mình chủ nhiệm học thêm lớp học miễn phí do cô dạy. D. Cho rằng con gái thì không cần học cao nên sau khi T học hết trung học cơ sở, gia đình bà M đã không cho T tiếp tục học lên cấp THPT. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 18, 19, 20 Gia đình anh T có thu nhập trung bình và đang có kế hoạch sau 8 năm nữa sẽ mua một căn hộ trên phố. Để thực hiện được kế hoạch này, vợ anh là chị H thường xuyên theo dõi, lập kế hoạch thu, chi trong gia đình và điều chỉnh việc sử dụng tài chính để đảm bảo các nhu cầu cơ bản được đáp ứng, tài chính gia đình được duy trì ổn định. Chị cũng thường xuyên theo dõi chi tiêu, ghi chép đánh giá để điều chỉnh kế hoạch khi cần. Câu 18. Việc chi tiêu có kế hoạch sẽ giúp gia đình anh T chủ động thực hiện A. tiêu dùng không giới hạn. B. chi tiêu không tiết kiệm. C. kế hoạch tài chính gia đình. D. cắt bỏ chi tiêu thiết yếu. Câu 19. Thói quen chi tiêu của gia đình anh T là A. Chi tiêu cảm hứng, không có kế hoạch. B. Lãng phí tiền bạc cho những khoản chi không cần thiết. C. Chi tiêu quá mức so với khả năng tài chính. D. Thường xuyên theo dõi, điều chỉnh cách chi tiêu. Câu 20. Để thực hiện tốt kế hoạch thu, chi trong gia đình, trong thời gian tới chị H không nên A. điều chỉnh tỉ lệ phân chia các khoản chi. B. thực hiện các khoản chi theo kế hoạch. C. cắt giảm các khoản chi thiết yếu. D. kiểm soát các nguồn thu trong gia đình. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 21, 22, 23, 24 Sau khi học hết lớp 9, T muốn tiếp tục đi học tiếp nhưng bố mẹ T không đồng ý vì cho rằng là con gái thì không cần học nhiều và yêu cầu T vào làm ở nhà máy X gần nhà dù gia đình vẫn có đủ điều kiện cho T theo học. Trong quá trình làm việc ở nhà máy X, T làm ở bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại thông qua công việc hằng ngày là xả nước thải ra môi trường.