PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 10 - CK2 LÝ 11 - FORM 2025 (CV7991).docx


A. Công suất tiêu thụ điện trung bình của ấm đun. B. Công suất tiêu thụ điện định mức của ấm đun. C. Công suất hao phí của ấm đun. D. Không thể xác định được. Câu 10. Hai điện tích điểm q 1 = q 2 = 2.10 -7  C đặt tại hai điểm A,B cách nhau một khoảng r = 6 cm trong chân không. Độ lớn của cường độ điện trường tại điểm M là trung điểm của AB bằng A. 0 V/m. B. 4.10 6  V/m. C. 1.10 6  V/m. D. 7,1.10 5  V/m. Câu 11. Một tụ điện có điện dung C = 8μF được nạp vào một hiệu điện thế U = 25 V. Nếu hiệu điện thế giữa các bản tụ giảm xuống còn 10 V, thì điện năng của tụ điện giảm bao nhiêu phần trăm? A. 16%. B. 40%. C. 45%. D. 84%. Câu 12. Một nồi cơm điện có công suất P = 1500W. Nếu nồi cơm điện hoạt động trong 30 phút, điện năng mà nồi cơm tiêu thụ là bao nhiêu? A. 45000 J. B. 2,7 kJ. C. 0,5 kWh. D. 0,75 kWh. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Một xưởng sản xuất thực phẩm sử dụng hệ thống đóng gói tự động có lắp đặt cảm biến điện tĩnh (tụ điện phẳng) để phát hiện vị trí sản phẩm trên băng chuyền. Mỗi cảm biến gồm hai bản kim loại song song cách nhau 1,5 cm, được duy trì hiệu điện thế 90 V từ một bộ nguồn ổn định. Khi một hộp sản phẩm đi qua giữa hai bản, nó làm thay đổi điện môi giữa chúng, từ đó tạo ra tín hiệu điều khiển máy đóng gói. Một kỹ thuật viên kiểm tra hệ thống bằng cách đưa vào một điện tích thử nhỏ di chuyển dọc theo chiều điện trường một khoảng 1 cm giữa hai bản tụ. Biết a. Cường độ điện trường giữa hai cảm biến là 6000 V/m. b. Công của lực điện làm dịch chuyển điện tích q là 0,108 mJ. c. Khi cảm biến phát hiện sản phẩm, cảm biến tĩnh điện sẽ sinh ra lực điện tác động trực tiếp lên sản phẩm để dừng chuyển động. d. Nếu đặt một vật liệu có hằng số điện môi lớn hơn vào giữa hai bản cảm biến, điện dung của tụ sẽ tăng lên. Câu 2. Một nhà máy chế biến thực phẩm quy mô nhỏ đang sử dụng các thiết bị điện sau trong khu vực sản xuất
Thiết bị điện Công suất (W) Thời gian sử dụng mỗi ngày (h) Số lượng Máy trộn thực phẩm 1500 4 1 Hệ thống chiếu sáng (đèn LED) 20 10 50 Máy lạnh bảo quản thực phẩm 2000 24 1 Quạt hút mùi công nghiệp 300 8 2 Máy tính văn phòng và điều khiển 250 8 2 Biết rằng tháng đó có 30 ngày và giá điện trung bình là 2.500đ/kWh. a. Máy lạnh bảo quản thực phẩm là thiết bị tiêu tốn điện năng nhiều nhất. b. Tổng chi phí tiền điện của toàn bộ nhà máy trong tháng đó là 3.750.000đ. b. Nếu thay hệ thống 50 đèn LED hiện tại thành loại thành 50 bóng đèn 10W tiết kiệm điện hơn (vẫn đảm bảo độ sáng) thì số tiền tiết kiệm được trong 1 tháng là 500.000đ. d. Nếu nhà máy sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất 5000 W, hoạt động 8 giờ/ngày với hiệu suất 20% thì có thể cung cấp 11% lượng điện năng tiêu thụ mỗi tháng. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 3 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 2 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng F. Hằng số điện môi của dầu là bao nhiêu? Câu 2. Khi bay qua 2 điểm A và B trong điện trường, electron tăng tốc, động năng tăng thêm 300 eV (1 eV = 1,6.10 -19 J). Hiệu điện thế giữa A và B bằng bao nhiêu V? Câu 3. Một dây nhôm dài 5 m, tiết diện tròn đều đường kính 1 mm, dẫn dòng điện cường độ 5 A. Biết khối lượng riêng của nhôm , nguyên tử khối của nhôm A = 27 amu và mỗi nguyên tử nhôm có 3 electron tự do. Tốc độ trôi của electron tự do trong dây dẫn bằng bao nhiêu mm/s? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) Câu 4. Bóng đèn huỳnh quang công suất 30 W chiếu sáng tương đương với bóng đèn dây tóc công suất 120 W. Nếu trung bình một ngày thắp sáng 6 giờ trong một tháng (30 ngày), thay bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn huỳnh quang sẽ tiết kiệm được x số điện. Giá trị của x là bao nhiêu? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,5 điểm). Một thợ cơ khí đang sử dụng máy hàn điện để sửa chữa khung sắt xe đạp. Dây hàn bằng kim loại dài 5m, có tiết diện tròn đều đường kính 7 mm. Khi hàn, máy tạo ra dòng điện có cường độ 150 A chạy qua dây hàn. Biết dây được làm bằng đồng và có mật độ electron tự do Thời gian 1 lần chấm hàn t = 5s. a) Số electron tự do dịch chuyển qua dây hàn trong một lần chấm hàn. (0,5 điểm) b) Tốc độ trôi của electron trong dây hàn. (0,5 điểm) c) Vì sao khi dòng điện rất mạnh chạy qua dây dẫn, sợi dây vẫn không tan chảy ngay lập tức? Biết các dây cáp hàn thường có tiết diện lớn hơn nhiều so với dây dẫn thông thường. (0,5 điểm) Câu 2 (1,5 điểm). Một mạch điện gồm 2 nguồn giống nhau và các điện trở được mắc như hình bên. a. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. (0,5 điểm) b. Số chỉ ampere kế. (0,5 điểm) c. Cường độ dòng điện chạy qua R 3 . (0,5 điểm)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.