Nội dung text KNTT_NV12_GADT_bài 1. Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng).docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT ÔN TẬP VĂN BẢN 1: XUÂN TÓC ĐỎ CỨU QUỐC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Củng cố kiến thức đã học về tiểu thuyết. - Củng cố kiến thức đã học về văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc (ngôn ngữ, diễn biến tâm lí nhân vật, hành động nhân vật…). - Luyện tập theo văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc. 2. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại như: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,… qua văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc. - Phân tích được đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của phong cách hiện thực trong tiểu thuyết và trong sáng tác văn học nói chung. 3. Phẩm chất - Biết xây dựng các chuẩn mực giá trị trong cuộc sống. - Hiểu và đồng cảm với những nỗi buồn thể hiện nhân tính và khát vọng hướng đến sự hoàn thiện của con người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án; - SGK, SGV Ngữ văn 12; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm; - Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà; 2. Đối với HS - SGK, SBT Ngữ văn 12. - Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học… - Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi Vượt chướng ngại vật, trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến thể loại tiểu thuyết. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
C. Tập trung vào những vấn đề lớn lao của vận mệnh dân tộc với lối tư duy mới mẻ, hiện đại hơn nhưng vẫn đan giữ những đặc điểm cốt yếu của tiểu thuyết cổ điển. D. Thể hiện tư duy lối mòn, cũ kĩ, chưa thoát ra khỏi cái khuôn của tiểu thuyết cổ điển. Câu 5: Tiểu thuyết hiện đại quan tâm đến những vấn đề nào trong cuộc sống? A. Những vấn đề lớn lao liên quan đến vận mệnh dân tộc, những vấn đề của đời sống chính trị đang diễn ra. B. Những vấn đề nhức nhối trong đời sống, mang tính phức tạp, không thể giải quyết. C. Những vấn đề được bàn luận sôi nổi, gây nên sự tranh luận trong đời sống văn hóa, xã hội. D. Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, quan tâm đến cái thường ngày, cái đang diễn biến với cách tiếp cận gần gũi, không lí tưởng hóa hiện thực. Câu 6: Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại có đặc điểm gì? A. Được miêu tả chi tiết về ngoại hình, có tính cách riêng biệt nhưng tâm lí đơn giản, ít biến đổi. B. Là “con người nếm trải”, không bất biến, có quá trình phát triển nhiều khi quanh co, phức tạp về tính cách, tâm lí. C. Có sự biến đổi về tính cách theo hoàn cảnh sống, có tài năng, có nghị lực sống phi thường. D. Là nhân vật điển hình cho một giai cấp, một tầng lớp cụ thể trong xã hội. Câu 7: Kết cấu và ngôn ngữ của tiểu thuyết hiện đại có đặc điểm gì? A. Kết cấu nhiều tầng lớp tuyến tính hoặc phi tuyến tính, có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột thường xuyên giữa các ý thức xã hội. B. Kết cấu theo tuyến tính, có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại của xã hội. C. Kết cấu nhiều tầng lớp phi tuyến tính, có sự đan xen của nhiều nhất là hai bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột của các ý thức xã hội.