Nội dung text 3. Sở GDĐT Phú Thọ (Đề minh họa) [Trắc nghiệm + Tự luận].docx
Trang 1/10 – Mã đề 002-H12B ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ ĐỀ MINH HỌA (Đề thi có 10 trang – 39 câu hỏi) ĐỀ MINH HỌA THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC 12 Thời gian: 180 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 003-H12B PHẦN 1. TỰ LUẬN (10 điểm) Câu I (2,0 điểm). 1. Giải thích các hiện tượng sau đây và viết các phương trình hóa học xảy ra phản ứng : a) Khi sục khí chlorine vào dung dịch sodium hydrogencarbonate thấy có khí carbonic bay ra. Nếu thay chlorine bằng khí sulfur dioxide thì có hiện tượng trên xảy ra hay không? b) Khi cho sulfur dioxide vào nước vôi trong thì thấy nước vôi trong bị đục, nếu nhỏ tiếp hydrochloric acid vào lại thấy nước vôi trong lại. Nếu thay hydrochloric acid bằng sulfuric acid thì nước vôi có trong lại hay không? c) Sục khí sulfur dioxide vào nước bromine đến khi vừa làm mất màu đỏ nâu của dung dịch. Sau đó thêm dung dịch barium chloride vào thấy tạo thành kết tủa trắng. d) Nhỏ dung dịch barium hydroxide vào dung dịch ammonium sulfate rồi đun nhẹ, thấy có kết tủa màu trắng, đưa mẩu giấy pH đã tẩm ướt lên miệng ống nghiệm thấy chuyển sang màu xanh. 2. Sodium được sản xuất trong công nghiệp bằng cách điện phân muối ăn ở trạng thái nóng chảy. Sơ đồ bình điện phân được cho ở hình vẽ : a) Cho biết trong các điện cực X và Y, điện cực nào là cathode, điện cực nào là anode của bình điện phân Down? Viết các quá trình xảy ra ở cathode và anode. Cho biết quá trình nào là quá trình oxi hoá, quá trình nào là quá trình khử? b) Biết rằng trong hai điện cực sử dụng chế tạo bình điện phân, một điện cực làm từ sắt, một điện cực làm từ grafite (than chì). Cho biết điện cực nào làm từ sắt, điện cực nào làm từ grafite? c) Tại sao hệ thống thu kim loại sodium được lắp đặt phía trên bề mặt bình điện phân mà không phải ở phía dưới đáy bình điện phân như trong điện phân nóng chảy aluminium oxide? d) Vì sao hệ thống ống dẫn sodium và bình thu sodium nóng chảy luôn được đặt trong môi trường khí trơ? Câu II (2,0 điểm). 1. Trong sơ đồ sau các chất hữu cơ từ A 1 đến A 7 là các sản phẩm chính. Xác định công thức các chất từ A 1 đến A 7 . 2. Rutin có nhiều trong hoa hòe, có tác dụng làm bền vững thành mạch, chống co thắt, chống viêm cầu thận cấp. Rutin có công thức cấu trúc như hình bên. Biết độ tan của rutin (g/1 L nước) ở 100°C và 25°C lần lượt là 5,2 và 0,125. a) Cho biết công thức phân tử của rutin? b) Dựa vào cấu tạo của rutin hãy giải thích tại sao rutin tan được trong nước.
Trang 2/10 – Mã đề 002-H12B c) Người ta đun sôi một mẫu hoa hòe với nước ở 100°C trong 1 giờ, sau đó tách bỏ chất rắn, làm nguội dung dịch thì thu được rutin tách ra ở dạng rắn. Trong qui trình trên, những phương pháp tinh chế hợp chất hữu cơ nào đã được sử dụng để tách lấy rutin? Những phương pháp đó dựa trên tính chất nào của rutin ? Câu III (2,0 điểm). 1. Cho biết thế điện cực chuẩn của cặp EºX 2+ /X = -0,763 V, EºY 2+ /Y = 0,340 V. a) Cho biết thí nghiệm nào sau đây xảy ra phản ứng ? - Nhúng thanh kim loại X vào dung dịch Y(NO 3 ) 2 . - Nhúng thanh kim loại Y vào dung dịch X(NO 3 ) 2 . b) Tính sức điện động chuẩn của pin X-Y. 2. Mưa acid gây phá hủy rộng lớn cho rừng cây khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những vùng công nghiệp hóa chất như châu Âu và bắc Mỹ. Mưa acid xảy ra chủ yếu do sự phóng thích từ sự nung chảy quặng sulfur và sự đốt cháy nhiên liệu tạo ra khí sulfur dioxide. Trong không khí, một phần sulfur dioxide chuyển thành sulfur trioxide được hấp thụ trong nước mưa chuyển thành sulfuric acid. Giả sử cứ 50000 phân tử nước (chứa 4,5.10 4 lít nước của một trận mưa) hấp thụ một phân tử sulfur trioxide và toàn bộ sulfuric acid đều tan trong lượng nước mưa. Giả sử khối lượng riêng của nước lỏng là 1 g/mL. Xác định nồng độ mol/L của sulfuric acid trong nước mưa. 3. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe 3 O 4 và Cu vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: Cho phần một phản ứng tối đa với dung dịch NaOH, lọc tách kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 10,8 gam chất rắn. Để oxi hóa hết ion Fe 2+ trong phần hai cần vừa đủ 50 ml dung dịch KMnO 4 0,2M. Tính khối lượng của mỗi chất trong m gam X. Câu IV (2,0 điểm). Chất hữu cơ X có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, được sử dụng trong điều trị một số loại bệnh. Kết quả phân tích nguyên tố (theo khối lượng) cho thấy X chứa: 40,00% carbon; 6,67% hydrogen còn lại là oxygen. a) Xác định công thức đơn giản nhất của X. b) Từ phổ khối xác định được peak ion phân tử [M + ] của X có giá trị m/z bằng 60. Xác định công thức phân tử của X. c) Xác định công thức cấu tạo của X (có giải thích). Biết phổ hồng ngoại của X như sau: d) Ethanol phản ứng với X trong môi trường H 2 SO 4 đặc tạo thành chất hữu cơ Y theo phương trình hoá học sau: C 2 H 5 OH(l) + X (l) ⇋ Y (l) + H ₂ O(l) Ở 50°C, giá trị Kc của phản ứng trên là 7,5. Nếu cho 23,0 g ethanol phản ứng với 30,0 gam X ở 50°C thì khối lượng Y thu được trong hỗn hợp ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu? (Coi tổng thể tích của hệ phản ứng không đổi). Câu V (2,0 điểm). 1. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên: a) Lựa chọn các chất trong bình cầu phù hợp với thí nghiệm trong các chất sau: dung dịch H 2 SO 4 đặc, KOH, C 2 H 5 Br, C 2 H 5 OH. Viết phương trình hóa học xảy ra các phản ứng.
Trang 3/10 – Mã đề 002-H12B b) Nêu hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm đựng nước bromine. Giải thích, viết phương trình phản ứng. c) Trong phòng thí nghiệm, chất X dẫn vào và cho chảy ra là chất gì? Cho biết vai trò của chất X. d) Vì sao phải để lưới amiang lót dưới đáy bình cầu trước khi đun trên ngọn lửa đèn cồn? 2. Trong môi trường nước biển (pH = 7,9) và có oxygen hòa tan, đồng kim loại (Cu) bị ăn mòn và hình thành copper(II) hydroxide. a) Hãy viết các nửa phản ứng oxi hóa khử và phản ứng tổng quát để giải thích hiện tượng trên. b) Để bảo vệ các thiết bị bằng đồng trong môi trường nước biển khỏi bị ăn mòn, người ta gắn vào mặt ngoài của các thiết bị bằng đồng (phần chìm dưới nước) các khối kim loại mạnh hơn (kim loại hi sinh). Trong thực tế Zn thường được chọn làm kim loại hi sinh. Viết quá trình xảy ra trên hai điện cực để giải thích cách làm trên. c) Hãy đề xuất hai cách em dùng bảo vệ kim loại trong các thiết bị trong gia đình mình (ví dụ xe đạp,…) để hạn chế sự ăn mòn kim loại. PHẦN 2. TRẮC NGHIỆM (10 điểm) 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 32. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án) Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai? A. Nguyên tử (trừ H) được cấu tạo từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các hạt proton và neutron. C. Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron. D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Câu 2: Nguyên tử X có 14 electron ở lớp M. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 4, nhóm VIB. B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA. C. Chu kỳ 4, nhóm VIA. D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB. Câu 3: Tính oxi hoá của các nguyên tố nhóm halogen biến đổi như thế nào? A. Tăng dần từ fluorine đến iodine. B. Giảm dần từ chlorine đến iodine trừ fluorine. C. Tăng dần từ chlorine đến iodine trừ fluorine. D. Giảm dần từ fluorine đến iodine. Câu 4: Cho các polymer: polyacrylonitrile, poly (phenol formaldehyde), polyethylene, polybuta-1,3- diene, poly (methyl methacrylate). Số polime dùng làm chất dẻo là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai? A. Cấu trúc phân tử tinh bột gồm nhiều gốc β-Glucose liên kết với nhau thành mạch kéo dài. B. Glucose có nhiều trong quả nho chín nên được gọi là đường nho. C. Cellulose là nguyên liệu để sản xuất tơ cellulose acetate, tơ visco. D. Saccharose không có phản ứng tráng bạc. Câu 6: Acetone được điều chế bằng cách oxi hoá cumene nhờ oxygen, sau đó thuỷ phân trong dung dịch H 2 SO 4 loãng. Để thu được 87 gam acetone thì khối lượng cumene cần dùng (biết hiệu suất quá trình điều chế đạt 80%) là A. 144 gam. B. 180 gam. C. 225 gam. D. 281 gam. Câu 7: Cho các phát biểu sau: (a) Liên kết giữa một kim loại và một phi kim luôn là liên kết ion. (b) Liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự góp chung electron giữa hai nguyên tử. (c) Phân tử N 2 có liên kết ba bền vững. (d) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của sulfur là H 2 S. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Trang 4/10 – Mã đề 002-H12B Câu 8: Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau: N 2 (g) + O 2 (g) → 2NO(g) Δ r = +180 kJ Kết luận nào sau đây đúng? A. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường. B. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. C. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp. D. Phản ứng giữa nitrogen và oxygen là phản ứng tỏa nhiệt. Câu 9: Cho cân bằng hoá học: 2SO 2 (g) + O 2 (g) ⇋ 2SO 3 (g) Δ r < 0. (1) Phát biểu nào sau đây đúng về phản ứng (1)? A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O 2 . C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO 3 . Câu 10: Cho các phát biểu sau: (a) Nitrogen lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học khác. (b) Trong sản xuất rượu bia, khí nitrogen được bơm vào bể chứa để loại bỏ khí oxygen. (c) Nitrogen được bơm vào vỏ bao bì để bảo vệ thực phẩm khi va chạm và bảo quản thực phẩm. (d) Trong chữa cháy, nitrogen dùng để dập tắt các đám cháy do hóa chất, chập điện. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 11: Một pin điện hóa tạo bởi hai cặp oxi hóa – khử ở điều kiện chuẩn: Fe 2+ /Fe và Sn 2+ /Sn với thế điện cực chuẩn tương ứng là -0,44 V và -0,137 V. Cho các phát biểu về pin điện hóa trên như sau: (a) Anode của pin là Fe. (b) Cathode của pin là Fe 2+ . (c) Quá trình xảy ra ở anode khi pin hoạt động là: Fe 2+ + 2e → Fe. (d) Quá trình xảy ra ở cathode khi pin hoạt động là: Sn 2+ + 2e → Sn. (đ) Sức điện động chuẩn của pin là 0,203 V. Số phát biểu sai là là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 12: Trong công nghiệp, đồng phế liệu hoặc đồng thô tinh chế bằng phương pháp điện phân. Bình điện phân tinh chế đồng chứa dung dịch muối CuSO 4 trong dung dịch H 2 SO 4 . Cho các phát biểu về quá trình điện phân trên như sau: (a) Anode là đồng tinh khiết. (b) Cathode là đồng thô. (c) Tại anode, xảy ra quá trình: Cu 2+ + 2e → Cu. (d) Tại cathode, xảy ra quá trình: Cu → Cu 2+ + 2e. (đ) Kết thúc quá trình điện phân, đồng tinh khiết thu được tại cathode. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 1,42 gam hỗn hợp gồm carbon, phosphorus và sulfur trong 35 gam dung dịch HNO 3 63%, thu được dung dịch X và 0,36 mol hỗn hợp khí chỉ gồm CO 2 và NO 2 (tỉ lệ mol 1 : 8). Cho dung dịch X tác dụng tối đa với dung dịch chứa a mol Ba(OH) 2 , thu được m gam kết tủa. Giá trị của m lần lượt là A. 0,055 và 8,34. B. 0,055 và 14,35. C. 0,04 và 14,35. D. 0,04 và 8,34.