Nội dung text Phần 3 - Đề số 5-GV.docx
Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 5 Phần I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa vị trí địa lí nước ta? về A. Tạo ra sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên, tài nguyên phong phú. B. Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên là nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Tạo điều kiện để thống nhất về phong tục, tập quán, ngôn ngữ. D. Thuận lợi để phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải. Câu 2. Đa dạng sinh học cao ở nước ta không biểu hiện ở A. số lượng loài. B. nguồn gen quý. C. kiểu hệ sinh thái. D. biến đổi khí hậu. Câu 3. Lao động ở nông thôn nước ta có số lượng lớn không phải do A. việc trồng lúa cần nhiều lao động. B. cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. C. quá trình đô thị hoá muộn và chậm. D. ở đồng bằng có mật độ dân số thấp. Câu 4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không nhằm mục tiêu nào sau đây? A. Tăng trưởng kinh tế nhanh. B. Phát triển bền vững. C. Thu hẹp không gian đô thị. D. Khai thác hiệu quả tiềm năng. Câu 5. Hoạt động công nghiệp nào sau đây không phát triển ở khu vực đồng bằng nước ta? A. Dệt may. B. Thuỷ điện. C. Chế biến lương thực. D. Chế biến đường, sữa. Câu 6. Biện pháp chủ yếu để nâng cao giá trị kinh tế của cây cà phê ở Tây Nguyên là A. đầu tư cho công nghiệp chế biến, bảo quản. B. phòng chống cháy rừng, tích cực cải tạo đất. C. nâng cao chất lượng lao động trống cà phê. D. tích cực nhập nội và lai tạo nhiều giống mới. Câu 7. Vùng KTTĐ nào sau đây có tiềm lực kinh tế lớn nhất, năng động nhất? A. Vùng KTTĐ Bắc Bộ.
B. Vùng KTTĐ miền Trung. C. Vùng KTTĐ phía Nam. D. Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Câu 8. Tất cả các đảo của nước ta A. đều có khả năng phát triển ngành thuỷ sản. B. đều phát triển công nghiệp khai khoáng. C. đều phát triển mạnh trồng cây dược liệu. D. có nhiều thuận lợi để trồng cây ăn quả. Câu 9. Địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cao nhất nước ta do A. địa hình bị xâm thực, chia cắt tạo nên núi cao. B. địa hình được nâng lên mạnh trong Tân kiến tạo. C. có nhiều pha nâng lên xen với các pha yên tĩnh. D. là nơi nền địa chất ổn định nhất của vỏ Trái Đất. Câu 10. Nước ta chú trọng đánh bắt xa bờ không phải vì A. nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm. B. ô nhiễm môi trường nước vùng ven bờ. C. các phương tiện đánh bắt rất hiện đại. D. mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển đảo. Câu 11. Nhân tố có vai trò chủ yếu giúp ngoại thương nước ta ngày càng phát triển là A. kinh tế phát triển, đẩy mạnh hội nhập. B. nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tăng. C. nhà nước tăng cường quản lí hành chính. D. nhiều loại tài nguyên được khai thác hiệu quả. Câu 12. Biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở ĐBSCL là A. tăng cường cơ giới hoá, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học. B. quy hoạch, xây dựng thương hiệu nông sản; tăng cường chế biến. C. tăng vụ, đầu tư phát triển giao thông, ứng phó với biến đổi khí hậu. D. đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật mới. Câu 13. Tính nhiệt đới của sinh vật nước ta giảm sút chủ yếu do A. vị trí địa lí, gió mùa Đông Bắc, địa hình và con người. B. gió Tây khô nóng, nhiệt độ cao và lượng mưa lớn.
C. địa hình và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. D. vị trí địa lí, độ cao địa hình, các gió hướng đông bắc. Câu 14. Quá trình đô thị của nước ta hiện nay A. chỉ diễn ra ở vùng ven biển. B. không có chuyển biến tích cực. C. rất chậm chạp, trình độ thấp. D. đang diễn ra trên khắp cả nước. Câu 15. Định hướng tập trung phát triển các cây đặc sản ở vùng TD&MNBB mang lại ý nghĩa nổi bật nào sau đây? A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. B. Khai thác hiệu quả thể mạnh địa hình, đất. C. Thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng cuộc sống. D. Phát triển nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao. Câu 16. Các ngành tài chính ngân hàng và logistics ở ĐBSH phát triển nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất. B. Phát huy tốt các thế mạnh về tự nhiên. C. Kinh tế phát triển nhanh, dân số đông. D. Mức sống của dân cư cao nhất cả nước. Câu 17. Bắc Trung Bộ có nhiều nhà máy thuỷ điện công suất nhỏ, chủ yếu là do A. sông suối ít nước quanh năm. B. phần lớn là các sông nhỏ, ngắn. C. thiếu nguồn vốn để xây dựng. D. nhu cầu tiêu thụ điện thấp. Câu 18. Hoạt động xuất nhập khẩu của vùng Đông Nam Bộ ngày càng phát triển chủ yếu do A. đa dạng hoá thị trường và phân quyền trong quản lí hành chính. B. tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh của nền kinh tế. C. khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản biển đạt hiệu quả cao. D. mức sống của dân cư rất cao và vốn đầu tư nhà nước tăng nhanh. Phần II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây:
“Bây giờ, nếu đi từ thung lũng sông Hồng đến biên giới Tây Bắc – Lào, chúng ta sẽ thấy địa hình hết sức phức tạp. Đầu tiên, đấy là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn đồ sộ nằm thành một khối chắc nịch dài 180 km, rộng 30 km, trong đó chỉ có một nơi là hạ thấp xuống đến 1 069 m: đấy là đèo Khau Cọ” (Nguồn: Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, 2008, tr.76) a) Khu vực Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài theo hướng tây nam – đông bắc. [SAI] b) Đại ôn đới gió mùa trên núi chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn. [ĐÚNG] c) Vùng núi Tây Bắc có mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất. [SAI] d) Địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phân hoá đa dạng. [ĐÚNG] Câu 2. Dựa vào bảng số liệu, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2021 Năm Tiêu chí 1990 2000 2010 2021 Số dân thành thị (triệu người) 12,9 18,7 26,5 36,6 Tỉ lệ dân thành thị (%) 19,5 24,1 30,4 37,1 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010, 2022) a) Đô thị hoá đang diễn ra khắp cả nước, không gian đô thị được mở rộng. [ĐÚNG] b) Tốc độ tăng dân số thành thị chậm hơn tốc độ tăng dân số chung. [SAI] c) Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục. [ĐÚNG] d) Biểu đồ cột là thích hợp nhất để thể hiện quy mô số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1990 – 2021. [SAI] Câu 3. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Năm 2021, dù đối diện và chịu ảnh hưởng bởi đợt dịch nặng nề nhất từ khi khởi phát, hoạt động xuất khẩu vẫn đạt tăng trưởng ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021 đạt 336,3 tỉ USD, tăng 19 % so với năm trước. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung của xuất khẩu. Tỉ trọng trong tổng kim ngạch của nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản và nông, thuỷ sản giảm.” (Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2021,