Nội dung text HSG VẬT LÍ 12-ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG.pdf
Mã đề 101 Trang 2/4 Câu 15. Một bình chứa 14 g khí nitrogen ở nhiệt độ 27oC và áp suất 1 atm. Sau khi hơ nóng, áp suất trong bình chứa khí tăng lên tới 5 atm. Biết nhiệt dung riêng của nitơ trong quá trình nung nóng đẳng tích là 742 J/kg.K. Coi sự nở vì nhiệt của bình là không đáng kể. Nhiệt lượng cần cung cấp cho khí nitơ là Q và độ tăng nội năng của khí là ∆U. Giá trị của (Q + ∆U) gần giá trị nào nhất sau đây? A. 32 kJ B. 64 kJ C. 42 kJ D. 25 kJ Câu 16. Trên hệ trục tọa độ (p, V) thì đường đẳng tích là: A. đường thẳng có phương qua gốc tọa độ. B. đường thẳng song song với trục p. C. đường thẳng vuông góc với trục p. D. đường hyperbol. Câu 17. Trong phòng thí nghiệm, học sinh làm thí nghiệm điều chế được 40cm3 khí hiđrô ở áp suất 750mmHg và nhiệt độ 270C. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn. A. 32,5 cm3 . B. 35,9 cm3 . C. 25,9 cm3 . D. 23 cm3 . Câu 18. Một phòng có kích thước 8 m x 5 m x 4 m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 10°C, trong khi áp suất là 78 cmHg. Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn là 1,29 kg/m3 . Khối lượng không khí còn lại trong phòng bằng A. 208,5 kg. B. 206,4 kg. C. 161,6 kg. D. 204,3 kg. Câu 19. Một ống thuỷ tinh, tiết diện nhỏ và đều, chiều dài 175(cm) đặt thẳng đứng, đáy ở phía dưới. Chiều cao của cột khí trong ống là 100cm ở nhiệt độ 27oC, còn phần trên chứa đầy thuỷ ngân. Biết áp suất khí quyển bằng 750mmHg. Để tất cả thuỷ ngân bị đẩy ra khỏi ống thì phải làm nóng khí trong ống thêm ít nhất: A. 39,50C B. 12,50C C. 312,50C D. 37,50C Câu 20. Người ta truyền một nhiệt lượng 100J cho một lượng khí có thể tích 6 lít trong một xilanh hình trụ thì khí dãn nở đẩy pit-tông đi lên, thể tích khí lúc sau là 8 lít. Xem quá trình xảy ra với áp suất không đổi 2.104Pa. Độ biến thiên nội năng của khí bằng: A. 20 J. B. 60J. C. 140J. D. 100J. Phần II (8,4 điểm). Trắc nghiệm đúng sai. Câu 1. Một người pha trà đá bằng cách trộn lẫn 500g trà nóng (chủ yếu là nước) ở nhiệt độ t(0C) với 500g nước đá (thể rắn) ở nhiệt độ 0oC. Biết rằng nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,30.105 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhận định nào sau đây là đúng hoặc sai. a) Nếu t = 70oC, nhiệt độ của hệ khi xảy ra cân bằng nhiệt là 0oC. b) Nếu t = 90oC, khối lượng của nước đá còn lại khi hệ xảy ra cân bằng nhiệt là 0 g c) Nếu t = 90oC, nhiệt độ của hệ khi xảy ra cân bằng nhiệt là 2,70C. d) Nếu t = 70oC, khối lượng của nước đá còn lại khi hệ xảy ra cân bằng nhiệt là 60 g. Câu 2. Biết nước sôi ở nhiệt độ 1000C, nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg.K. Nhận định nào sau đây là đúng hoặc sai: a) Quá trình đun nước là một quá trình truyền nhiệt cho nước. b) Khi xảy ra sự sôi thì nhiệt độ của nước luôn tăng. c) Để hóa hơi hoàn toàn 1kg nước cần cung cấp nhiệt lượng 2300 kJ. d) Để đun sôi 1kg nước từ nhiệt độ ban đầu 250C cần nhiệt lượng 313,5 kJ. Câu 3. Một mẫu khí lí tưởng thực hiện quá trình (a) – (b) – (c) – (a) được mô tả trên hệ p- V như hình vẽ. Cho biết pb = 7,5 kPa và pac = 2,5 kPa. Tại (a) nhiệt độ là T = 200K. Nhận định nào sau đây là đúng hoặc sai. a) Trong mẫu có chứa 1,5 mol khí b) Công mà khí thực hiện trong chu trình trên bằng 5000J c) Nhiệt độ của khí tại điểm c là 6000C d) Nhiệt độ của khí tại điểm b là 1527K Câu 4. Một xi lanh có pittong cách nhiệt và nằm ngang. Pittong chia xi lanh thành hai phần. Truyền nhiệt lượng 100J cho khí bên ngăn A thì pittong chuyển động đều một đoạn 0,2m về phía ngăn B. Biết lực ma sát giữa xilanh và pittong là 16N. Nhận định nào sau đây là đúng hoặc sai. a) Độ biến thiên nội năng ở ngăn A là 103,2J b) Tổng độ biến thiên nội năng cả ngăn A và ngăn B là 100J c) Độ biến thiên nội năng ở ngăn A bé hơn ở ngăn B d) Độ biến thiên nội năng ở ngăn B là 96,8J
Mã đề 101 Trang 3/4 Câu 5. Một ống nghiệm tiết diện đều có chiều dài 80cm, đặt thẳng đứng chứa một khối khí đến nửa ống, phía trên của ống là một cột thủy ngân. Nhiệt độ lúc đầu của khối khí là 27oC. Áp suất khí quyển là 76 cmHg. Nhận định nào sau đây là đúng hoặc sai. a) Khi đặt ống thẳng đứng, làm lạnh khí trong ống tới 20oC thì chiều cao của cột thủy ngân trong ống di chuyển một đoạn xấp xỉ bằng 18,5 cm. b) Khi đặt ống thẳng đứng, hơ nóng khí trong ống tới 47oC thì chiều cao của cột thủy ngân còn lại trong ống xấp xỉ bằng 38,76 cm. c) Áp suất của khối khí trong ống nghiệm ban đầu bằng 76 cmHg. d) Nếu đặt ống nằm ngang, coi nhiệt độ không đổi, thì cột thủy ngân còn lại trong ống dài 20cm. Câu 6. Cho đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá như hình vẽ. Nhận định nào sau đây là đúng hoặc sai: a) Thời gian nước ở thể rắn từ phút 0 đến phút thứ 6. b) Thời gian nước đá đông đặc từ phút thứ 6 đến phút thứ 12. c) Thời gian nước đá đông đặc từ phút thứ 6 đến phút thứ 18. d) Thời gian nước ở thể lỏng từ phút thứ 0 đến phút thứ 6. Phần III (3,6 điểm). Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Câu 1. Một bình hình trụ có bán kính đáy R1 = 20cm đặt thẳng đứng chứa nước ở nhiệt độ t1 = 20oC. Ta thả một quả cầu bằng nhôm có bán kính R2 = 10cm ở nhiệt độ t2 = 40oC vào bình thì khi cân bằng mực nước trong bình ngập chính giữa quả cầu. Cho khối lượng riêng của nước ρ1 = 1000kg/m3 và của nhôm ρ2 = 2700kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200J/kg.K và của nhôm là c2 = 880 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và với môi trường. Tính nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt theo đơn vị oC? (Kết quả làm tròn đến hàng phần chục) Câu 2. Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 400g, chứa 3 lít nước được đung trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 740kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ là 800C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Coi nhiệt lượng mà ấm toả ra bên ngoài là không đáng kể. Tính nhiệt độ ban đầu của ấm và nước theo đơn vị 0C. Kết quả làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa. Câu 3. Để xác định nhiệt dung riêng của 1 kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 150C một miếng kim loại có khối lượng 400g được numg nóng tới 1000C. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 200C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg.K. Tính nhiệt dung riêng của miếng kim loại theo đơn vị J/kg.K? Kết quả làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa. Câu 4. Một bình thép kín có thể tích V được nối với một bơm hút không khí. Áp suất ban đầu của khí trong bình là 760mmHg. Dung tích tối đa mỗi lần bơm hút là Vhút = 0,05V. Hỏi phải bơm hút tối thiểu bao nhiêu lần để áp suất khí trong bình còn dưới 5mmHg? Coi nhiệt độ không đổi trong quá trình bơm. Kết quả lấy làm tròn đến chữ số hàng đơn vị. Câu 5. Một bình thủy tinh có dung tích 14cm3 chứa không khí ở nhiệt độ 77oC được nổi với ống thủy tinh nằm ngang chứa đầy thủy ngân. Đầu kia của ống để hở. Làm lạnh không khí trong bình đến nhiệt độ 27oC. Dung tích của bình coi như không đổi, khối lượng riêng của thủy ngân là 13,6kg/dm3 . Tính khối lượng thủy ngân đã chảy vào bình theo đơn vị gam và lấy đến ba chữ số có nghĩa? Câu 6. Hai bình cầu giống nhau bằng thuỷ tinh, mỗi bình có thể tích V1 = 800cm3 và V2 = 400cm3 được nối với nhau bằng ống nhỏ có thể tích không đáng kể và được ngăn đôi bằng một miếng xốp cách nhiệt A mà chất khí có thể đi qua. Ban đầu khí trong hai bình đều có nhiệt độ t0 = 270C và áp suất p = 760mmHg. Cho nhiệt độ của bình 1 tăng thêm 730C và hạ nhiệt độ của bình 2 xuống đến 00C. Tính áp suất cuối của khí trong hai bình theo đơn vị mmHg? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị) ------ HẾT ------
Mã đề 101 Trang 4/4 ĐÁP ÁN PHẦN I Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 6 B 11 A 16 B 2 C 7 A 12 B 17 B 3 C 8 C 13 A 18 D 4 B 9 C 14 A 19 B 5 A 10 D 15 D 20 B PHẦN II Câu ý Đáp án Câu ý Đáp án Câu ý Đáp án a) D a) D a) S b) D b) D b) S c) S c) S c) S 1 d) S 3 d) S 5 d) S a) D a) S a) S b) S b) D b) D c) S c) S c) S 2 d) D 4 d) S 6 d) D PHẦN III Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án 23,7 22,6 327 103 27,2 842