Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 11. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (HS).docx
CHỦ ĐỀ 11. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC A. LÝ THUYẾT I. Các công thức cần nhớ 1. Công thức tính số mol theo khối lượng () (/) mnMgam m Mgmol n ctm n=(mol) M - Kí hiệu cần nhớ: + M: Khối lượng mol. + m: khối lượng chất tan theo đề bài. + n: mol 2. Công thức mol theo thể tích (đkc) 24,79() 24,79V Vnlítn=(mol) 3. Hiệu suất phản ứng thöïc teá lyù thuyeát m H100% m - m thực tế: là khối lượng tính được theo số mol trên phương trình hóa học. - m lý thuyết là khối lượng đề bài cho trước hoặc được tính với lượng 100% số mol theo đề bài. Ví dụ 1: Cho 16 gam iron (III) oxide tác dụng với khí hydrogen dư ở nhiệt độ cao, thu được 8,4 gam Iron. Phản ứng xảy ra như sau: Fe 2 O 3 + 3H 2 2Fe + 3H 2 O Tính hiệu suất phản ứng III. Phương pháp giải bài toán tính theo phương trình hóa học: 1. Các bước tính theo phương trình hóa học - Bước 1: Tính số mol các chất theo dữ kiện đề bài cho. - Bước 2: Viết phương trình hóa học - Bước 3: Xác định tỉ lệ mol các chất trên phương trình. - Bước 4: Xác định số mol các chất theo tỉ lệ mol - Bước 5: Tính toán theo yêu cầu của đề bài theo số mol đã xác định được. 2. Phân dạng bài tập Dạng 1: CÁC CHẤT THAM GIA PHẢN ỨNG VỪA ĐỦ Xét phương trình hóa học của phản ứng dạng tổng quát sau: aA + bB xX + yY (*) Khi phản ứng (*) xảy ra vừa đủ, tức là các chất A và B đều phản ứng hết. Do vậy tính lượng sản phẩm chất C và D tính theo chất nào cũng được. Các chất A, B, X, Y có mối quan hệ sau đây: ABXYnnnn abxy Bài 1: Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl 2 (ở đkc) thu được muối AlCl 3 . Tìm V và khối lượng sản phẩm thu được? Bài 2: Để điều chế 1,0 tấn KNO 3 người ta cho KOH tác dụng với dung dịch acid HNO 3 . Tính khối lượng của KOH và HNO 3 cần dùng đề điều chế lượng KNO 3 trên. Bài 3: Cây xanh quang hợp theo phương trình hóa học sau: 6nCO 2 + 5nH 2 O (C 6 H 10 O 5 ) n + 6nO 2 . Tính khối lượng tinh bột ((C 6 H 10 O 5 ) n ) thu được nếu biết lượng nước tiêu thụ là 5,0 tấn Bài 4: Đốt cháy hết 6,2 gam phosphorus (P) trong bình chứa khí O 2 dư theo sơ đồ phản ứng sau: P + O 2 ---> P 2 O 5 a. Tính khối lượng sản phẩm thu được. b. Tính thể tích khí oxygen cần dùng ở đkc. Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn a gam Al trong không khí, thu được chất rắn là 10,2 gam Al 2 O 3 . a. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính a. b. Tính thể tích không khí cần dùng, biết trong không khí oxygen chiếm 20% về thể tích. (thể tích các khí đều đo ở đkc). Dạng 2. BÀI TOÁN CÓ CHẤT HẾT, CHẤT DƯ Bài toán chất còn dư, chất hết là bài toán về tính toán theo phương trình hóa học mà đề bài cho 2 dữ kiện Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB cC + dD. Bài toán đã cho số mol các chất A, B là n A và n B . Lúc này xảy ra các khả năng sau: - Khả năng 1: ABnn = ab A và B là 2 chất phản ứng hết (phản ứng vừa đủ) - Khả năng 2: ABnn > ab Sau phản ứng thì chất A còn dư và chất B đã phản ứng hết.
- Khả năng 3: ABnn < ab Sau phản ứng thì chất A phản ứng hết và chất B còn dư Lưu ý: Tính theo phương trình hóa học thì phải tính theo chất phản ứng hết. Bài 1: Đốt cháy 6,4 gam lưu huỳnh bằng 12,395 lít khí O 2 (ở đkc) thu được sản phẩm là SO 2 . Tính thể tích của các khí thu được (ở đkc) sau phản ứng hóa học trên. Bài 2: Cho V lít khí oxygen (ở đkc) tác dụng với 16,8 gam Iron. Sau phản ứng thu được 16,0 gam Iron (III) oxide. a) Chứng minh rằng: oxygen phản ứng hết, Iron còn dư. b) Tính V và khối lượng Iron còn dư. Bài 3: Cho 8,0 gam NaOH tác dụng với m gam H 2 SO 4 . Sau phản ứng lượng acid còn dư tác dụng vừa đủ với 11,2 gam Iron. a) Tính m. b) Tính thể tích khí hydrogen sinh ra (ở đkc). Bài 4: Cho 32,0 gam kim loại copper tác dụng với V lít khí oxygen (ở đkc). Sau phản ứng thì oxygen còn dư. Lượng oxygen còn dư này tác dụng vừa đủ với 11,2 gam Iron. Hãy tính V. Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 8 gam Calcium. Cho chất rắn sau phản ứng tác dụng với dung dịch chứa 18,25 gam acid HCl. Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Khối lượng nước tạo thành khi đốt cháy hết 65 gam khí hydrogen là: A. 585 gam. B. 600 gam. C. 450 gam. D. 820 gam. Câu 2. Cho 8,45 g Zn tác dụng với 5,95 lít khí 2Cl (đkc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư A. Zn . B. 2Cl . C. Cả 2 chất. D. Không có chất dư. Câu 3. Nhiệt phân 32,45 g KClO thu được 2O . Cho Zn tác dụng với 2O vừa thu được. Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng tác dụng với O 2 ? A. 2,45 g . B. 5,4 g . C. 4,86 g . D. 6,35 g . Câu 4. Cho thanh Mg cháy trong không khí thu được hợp chất MgO . Biết Mgm7,2 g . Tính khối lượng hợp chất tạo thành? A. 2,4 g . B. 9,6 g . C. 4,8 g . D. 12 g . Câu 5. Trộn 10,8 gam bột aluminium với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 gam 23Al S . Tính hiệu suất phản ứng. A. 85% . B. 80% . C. 90% . D. 92% . Câu 6. Cho luồng khi 2H đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. Biết phương trình hóa học của phản ứng như sau: 22CuOHCuHOot Hiệu suất của phản ứng là A. 70% . B. 75% . C. 80% . D. 85% . Câu 7. Để điều chế được 8,775 gam muối Sodium chloride (NaCl) thì cần bao nhiêu gam Na ? Biết hiệu suất phản ứng đạt 75% . A. 2,3 gam. B. 4,6 gam. C. 3,2 gam. D. 6,4 gam. Câu 8. Cho phương trình: 32CaCOCaOCOot Số 3mol CaCO cần dùng để điều chế được 11,2 gam CaO là A. 0,2 mol . B. 0,3 mol . C. 0,4 mol . D. 0,1 mol . Câu 9. Cho phản ứng hóa học sau: 24242 3AlHSOAlSOH . Số 24mol HSO phản ứng hết với 6 mol Al là A. 6 mol . B. 9 mol . C. 3 mol . D. 5 mol . Câu 10. Cho phương trình sau: 322KClO2KCl3Oot Giả sử phản ứng hoàn toàn, từ 0,6 3mol KClO sẽ thu được bao nhiêu mol khí oxygen? A. 0,9 mol . B. 0,45 mol . C. 0,2 mol . D. 0,4 mol . Câu 11. Mg phản ứng với HCl theo phản ứng: 22Mg2HClMgClH Sau phản ứng thu được 2,479 lít (đkc) khí hydrogen thì khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là A. 2,4 gam. B. 12 gam. C. 2,3 gam. D. 7,2 gam.
Câu 12. Cho 112 kg vôi sống (CaO) tác dụng với nước, biết rằng vôi sống có 10% tạp chất không tác đụng với nước. Khối lượng 2Ca(OH) thu được sau phản ứng là A. 131 kg . B. 133 kg . C. 133,2 kg . D. 143,2 kg . Câu 13. Người ta điều chế vôi sống bằng cách nung đá vôi. Lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất là A. 0,252 tấn. B. 0,378 tấn. C. 0,504 tấn. D. 0,606 tấn. Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam than đá có chứa 4% tạp chất không cháy. Thể tích khí oxygen cần dùng (đkc) để đốt cháy hết lượng than đá trên là A. 14,33 lít. B. 13,44 lít. C. 14,874 lít. C 14,478 lít. Câu 15. Đốt cháy 12,395 lít 4CH (đkc) trong không khí, thu được khí X và nước. Khí X và số mol của X là A. CO và 0,5 mol . B. 2CO và 0,5 mol . C. C và 0,2 mol . D. 2CO và 0,054 mol . Câu 16. Trộn 4 gam bột sulfur với 14 gam bột iron rồi đun nóng. Khối lượng FeS thu được là A. 18 gam. B. 11 gam. C. 16 gam. D. 13 gam. Câu 16. Cho 4,8 gam kim loại X (có hóa trị II) tác đụng hết với dung dịch hydrochloric acid. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 19 gam muối. Kim loại X là A. Ca. B. Ba. C. Mg . D. Zn . Câu 17. Nung 1 kg đá vôi chứa 380%CaCO , thu được 123,95 lít 2CO (đkc). Hiệu suất phân huỷ 3CaCO là A. 80% . B. 62,5% . C. 50% . D. 75,5% . Câu 18. Phản ứng vừa đủ là phản ứng có A. các chất phản ứng đều còn sau phản ứng kết thúc. B. các chất phản ứng đều hết sau phản ứng kết thúc. C. ít nhất một chất tham gia phản ứng hết sau phản ứng kết thúc. D. các chất sản phẩm đều là chất khí. Câu 19. Fe phản ứng với HCl theo phản ứng: 22FeHClFeClH . Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y . Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan 2FeCl . Giá trị của m là A. 24,375. B. 19,05. C. 12,70. D. 16,25. Câu 20. Ba tác dụng với 2HO theo phản ứng : 222BaHOBa(OH)H . Cho 13,7 gam Ba tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được V lít 2H (ở đkc). Giá trị của V là A. 1,2395 lít. B. 2,479 lít. C. 1,792 lít. D. 3,7185 lít. Câu 21. Để tác dụng vừa đủ với 0,5 gam khí hydrogen thì cần dùng thể tích 2O (đkc) là A. 1,2395 lít. B. 3,09875 lít. C. 7,437 lít. D. 6,1975 lít. Câu 22. Phản ứng hoàn toàn có A. H100% . B. H90% . C. H0% . D. H50% . Câu 23. Phản ứng không hoàn toàn có A. H100% . B. H100% . C. H0% . D. H50% . Câu 24. Nung 316 gam 4KMnO sau một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là A. 25% . B. 30% . C. 40% . D. 50% . Câu 25. Cho 13 gam zinc (zinc) vào dung dịch chứa 16,425 gam HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thu được zinc chloride 2ZnCl và V lít khí 2H (đkc). Giá trị của V là A. 4,958. B. 3,7185. C. 5,57775. D. 11,1555. Câu 26. Hiệu suất phản ứng là A. là tổng giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết. B. là hiệu giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết. C. là tích giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết. D. là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết. II. TỰ LUẬN Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam Mg cần dùng vừa đủ 12,395 lít khí oxygen ở đkc, thu được Magnesium oxide MgO a. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính m. b. Tính khối lượng MgO thu được sau phản ứng. Bài 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxít sắt từ (Fe 3 O 4 ) bằng cách dùng khí oxygen để oxygen hoá Iron ở nhiệt độ cao. a. Tính thành phần % theo khối lượng của nguyên tố Iron có trong Fe 3 O 4 .
b. Tính số gam khí oxygen cần dùng để điều chế được 2,32 gam Fe 3 O 4 . c. Để điều chế được lượng khí oxygen nói trên cần nhiệt phân bao nhiêu gam KMnO 4 . Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam kim loại copper (copper) cần dùng vừa đủ 12,395 lít không khí. Tìm giá trị m (biết rằng oxygen chiếm 20% thể tích không khí). Thể tích các khí đều đo ở đkc. Bài 4: Tính khối lượng oxygen cần dùng để đốt cháy hoàn toàn một tấn than chứa 96% Carbon (còn lại là tạp chất không cháy) Bài 5: Tính thể tích không khí (m 3 ) ở đkc cần thiết để đốt cháy 12 tấn than, giả thiết than có chứa 75% C và còn lại là tạp chất không cháy. Bài 6: Cho 32,8 gam Na 3 PO 4 tác dụng với 51,0 gam AgNO 3 . Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. Bài 7: Cho hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 10,95 gam HCl, sau phản ứng thu được dung dịch B và 0,35 gam khí hydrogen. Cô cạn dung dịch B thì thu được 13,35 gam hỗn hợp C gồm các muối (các kim loại với chlorine). Tính khối lượng A đã phản ứng Bài 8: Em hãy giải thích tại sao a) Khi nung nóng một cục đá vôi (Calcium carbonatee) thì khối lượng nhẹ đi? b) Khi nung một miếng copper trong không khí thì khối lượng lại nặng thêm Bài 9: Nung hoàn toàn 1 kg đá vôi chứa 80% là CaCO 3 thì được 198,32 lít khí Carbondioxide sinh ra ở đkc. Viết công thức về khối lượng và tính số gam vôi sống (CaO) được tạo ra Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 12,4 g Phosphorus trong không khí. a. Tính khối lượng sản phẩm thu được? b. Tính thể tích không khí ở đkc cần dùng (coi oxygen chiếm 20% thể tích không khí)? Bài 11: Cho 19,5 gam Zn vào dung dịch H 2 SO 4 loãng chứa 39,2 gam H 2 SO 4 a) Tính thể tích H 2 thu được (đkc) biết rằng thể tích H 2 bị hao hụt là 5%. b) Chất nào dư sau phản ứng? Khối lượng dư là bao nhiêu? Bài 12: Hoà tan 6,5 gam Zn bằng dung dịch H 2 SO 4 (loãng) vừa đủ thu được dung dịch A và V lít khí (ở đkc). Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch A ? Bài 13: Cho 9,75 gam Zn tác dụng với dung dịch hydrochloric acid loãng có chứa 7,3 gam hydrochloric acid, thu được muối ZnCl 2 và khí H 2 ở (đkc). a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thể tích khí H 2 thu được ở đkc. c) Dẫn toàn bộ lượng khí thu được ở trên qua hỗn hợp A gồm CuO và Fe 3 O 4 nung nóng thì thấy khối lượng hỗn hợp A giảm m gam. Xác định giá trị của m. Bài 14. Nung nóng hoàn toàn 632 gam Potassium permanganate. Phản ứng hóa học xảy ra theo sơ đồ sau: o t 42422KMnOKMnOMnOO a. Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng. b. Tính khối lượng manganese dioxide (MnO 2 ) tạo thành sau phản ứng? Bài 15: Cho 0,65 gam Zn tác dụng với 7,3 gam HCl. a. Chất nào còn dư sau phản ứng ? Khối lượng là bao nhiêu gam ? b. Tính thể tích khí hydrogen thu được ở đkc ? Bài 16. Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại aluminium trong dung dịch hydrochloric acid (HCl) dư. Phản ứng hóa học giữa aluminium và hydrochloric acid HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau: Al + HCl AlCl 3 + H 2 a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Tính thể tích (ở đkc) của khí H 2 sinh ra. c) Tính khối lượng acid HCl đã tham gia phản ứng. d) Tính khối lượng muối AlCl 3 được tạo thành. Bài 17: Cho 22,4 gam Iron vào một dung dịch chứa 18,25 gam hydrochloric acid (HCl) tạo thành Iron (II) chloride (FeCl 2 ) và khí hydrogen (H 2 ) a. Lập phương trình hoá học của phản ứng trên? b. Chất nào còn dư sau phản ứng và có khối lượng là bao nhiêu? c. Tính thể tích của khí hydrogen thu được (đkc) Bài 18. Cho các kim loại Na, Mg, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl. a. Nếu các kim loại có cùng một lượng (số mol) tác dụng với acid HCl, kim loại nào cho nhiều khí H 2 hơn? b. Nếu thu được cùng lượng khí H 2 thì khối lượng kim loại nào ít hơn? Bài 19: Tính thể tích khí H 2 tạo thành (ở đkc) khi cho 6,5 gam Zn tác dụng với: a. Dung dịch hydrochloric acid dư b. Dung dịch hydrochloric acid có chứa 0,15 mol HCl Bài 20: Cho 28 mL khí Hydrogen cháy trong 20 mL khí Oxygen. a. Tính khối lượng nước tạo thành. b. Tính thể tích của nước tạo thành nói trên. (Các khí đo ở đkc)