Nội dung text 26. THPT Số 1 Sa Pa - Sở GD&ĐT Lào Cai (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử).docx
SỞ GD&ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 1 SA PA ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Quốc gia nào sau đây phát động cuộc Chiến tranh lạnh (1947)? A. Trung Quốc. B. Nga. C. Triều Tiên. D. Mỹ. Câu 2: 19-8-1945, nhân dân Việt Nam đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở địa phương nào sau đây? A. Hà Nội. B. Hà Tiên. C. Sài Gòn. D. Huế. Câu 3: Nhân tố nào sau đây chi phối sự hình thành Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh? A. Sự hội nhập về văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. B. Sự phát triển về thực lực kinh tế của các cường quốc. C. Sự hình thành Trật tự hai cực lanta. D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển ở châu Á. Câu 4: Nước nào sau đây ở Đông Nam Á không phải là nước kí tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1967? A. In-đô-nê-xi-a. B. Ma-lai-xi-a. C. Bru-nây. D. Phi-líp-pin. Câu 5: Trong thu-đông năm 1947, quân dân Việt Nam tiến hành hoạt động quân sự nào sau đây? A. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng. B. Chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến dịch Phước Long. D. Chiến dịch Việt Bắc. Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là trụ cột của Cộng đồng ASEAN? A. Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN. B. Cộng động Chính trị - An ninh ASEAN. C. Cộng đồng Kinh tế ASEAN. D. Cộng đồng Than thép ASEAN. Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực lanta? A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành lập. B. Sự vươn lên của Nhật Bản, các nước Tây Âu. C. Thế mạnh của Mỹ và Liên xô bị suy giảm. D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam? A. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. B. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. C. Buộc Mỹ kí hiệp định chấm dứt chiến tranh xâm lược. D. Buộc Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc. Câu 9: Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định nào sau đây? A. Hoàn thành công nghiệp hóa đất nước. B. Hoàn thành hiện đại hóa đất nước. C. Đưa Đảng ra hoạt động công khai. D. Phát động Toàn quốc kháng chiến. Câu 10: Năm 2015, với việc kí Tuyên bố Kuala Lumpur đã chính thức thành lập A. Liên minh châu Phi. B. Cộng đồng ASEAN. C. Liên minh châu Âu. D. Cộng đồng Chính trị - An ninh. Câu 11: Tổ chức nào sau đây giữ vai trò đoàn kết toàn dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. B. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Câu 12: Trong nội dung đường lối đổi mới đất nước giai đoạn 1986 - 1995, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm là đối mới về A. chính trị. B. văn hóa. C. tư tưởng D. kinh tế. Câu 13: Một trong những thách thức đối với Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh hiện nay là A. xung đột sắc tộc, tôn giáo, li khai trở thành xu thế chủ yếu. B. sự đối đầu của cục diện hai cực, hai phe. C. khoảng cách về kinh tế giữa các nước thành viên. D. Mĩ chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang Châu Á. Câu 14: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Sự giúp đỡ to lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa. C. Sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. D. Sự viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mác-san.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị giữa các nước. C. Giải pháp ngoại giao sẽ giải quyết tất cả các vấn đề trong quan hệ quốc tế. D. Đối đầu quân sự không phải là cách giải quyết tối ưu trong quan hệ quốc tế Câu 22: Thực tiễn 30 năm chiến tranh bảo vệ tổ quốc (1945-1975) đã cho thấy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân là A. lực lượng chủ yếu để đánh bại chủ nghĩa thực dân mới. B. là nền tảng đảm bảo thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao. C. một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi. D. yếu tố chính thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Câu 23: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN)? A. Muốn liên kết lại để tránh ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. B. Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại. C. Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức chính trị, quân sự trên thế giới. D. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển. Câu 24: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương năm 1945? A. Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia. B. Nguyên tắc nhất trí giữa năm quốc gia sáng lập. C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tháng 1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gửi thư đến Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bày tỏ nguyện vọng Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc. Trải qua thăng trầm lịch sử, ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Kể từ đó, Việt Nam luôn là một đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của Liên hợp quốc.” (Bùi Thanh Sơn, 45 năm quan hệ Việt Nam - Liên Hợp Quốc: Đối tác tin cậy vì hòa bình, hợp tác và phát triển, báo Chính phủ điện tử, ngày 19-9-2022) a) Việc gia nhập Liên hợp quốc là mốc đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động ngoại giao đa phương