Nội dung text 8006.(WORD) MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC TỐT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ(CÔ PHẠM CHI).pdf
1 MỤC LỤC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG BÁO CÁO BIỆN PHÁP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC TỐT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ Người thực hiện: Môn tham gia: Hóa học Năm học:
2 TT Nội dung Trang I ĐẶT VẤN ĐỀ 3 II NỘI DUNG 5 A. Thực trạng chung của vấn đề 5 B. Giải pháp thực hiện 5 1. Các biện pháp của sáng kiến 5 2. Vận dụng 6 3. Hiệu quả của các biện pháp 10 4. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến 15 5. Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm 16 6. Bài học kinh nghiệm 16 III KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 17 THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1. Tên báo cáo biện pháp: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC TỐT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ”. 2. Tác giả: - Họ và tên: Nam (nữ): - Trình độ chuyên môn: - Chức vụ, đơn vị công tác: - Điện thoại: Email:
3 CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, ngành giáo dục đang không ngừng đổi mới một cách toàn diện về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để làm sao định hướng người học trở thành những đối tượng tích cực, chủ động tìm ra tri thức mới và biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống. Trên cơ sở đó giáo viên là người tạo ra các hoạt động giáo dục phong phú cho học sinh tham gia. Muốn vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, các hoạt động dạy học, đặc biệt là các phương pháp dạy học mới như: dạy học dự án, đặt vấn đề, trải nghiệm sáng tạo (TNST)... Trong các phương pháp và hoạt động giáo dục kể trên thì TNST là một hoạt động giáo dục mới. Ở hoạt động giáo dục này, học sinh được chủ động thực hành tìm kiếm ra tri thức, thu thập kiến thức mới để hình thành kĩ năng thái độ cho bản thân. TNST đòi hỏi học sinh phải vận dụng các kiến thức đã học được một cách tổng hợp, linh hoạt để giải quyết vấn đề, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Có thể xem hoạt động TNST là một trong những biện pháp tốt nhất giúp học sinh có những hiểu biết sâu sắc, biến kĩ năng thành những kĩ xảo. Tuy nhiên hoạt động này chưa thực sự được áp dụng một cách hiệu quả trong các trường học vì một phần là giáo viên chưa thực sự đầu tư nghiên cứu. Thuận lợi: Nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo, có phòng Bộ môn đảm bảo cho công tác giảng dạy học sinh. Học sinh nhận thức khá đồng đều, yêu thích môn học, có ý thức vươn lên trong học tập. Để giúp cho việc trải nghiệm sáng tạo đạt kết quả tốt thì việc đầu tiên và quan trọng là hướng dẫn học sinh học hỏi và tìm tòi về các kiến thức hóa học cơ bản. Khó khăn: Thực tế ở trường THCS hiện nay và cụ thể là trường PT DTNT THCS Quỳ Hợp về hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh: - Học sinh có thể thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào hoạt động sáng tạo trong môn Hóa học. - Trường học có thể không đủ tài nguyên và trang thiết bị để thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Hóa học. - Một số học sinh có thể thiếu sự tự tin để tham gia vào hoạt động sáng tạo môn Hóa học.
4 - Học sinh có thể gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian khi tham gia vào hoạt động sáng tạo môn Hóa học. - Học sinh có thể gặp khó khăn khi hoạt động sáng tạo không được đánh giá và định hướng giáo dục truyền thống. Qua thực trạng trên, tôi nhận thấy rằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo là vấn đề hết sức cần thiết đối với nhiều học sinh. Trên cơ sở từ những thuận lợi và khó khăn đó, tôi lựa chọn sáng kiến: “Một số phương pháp để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Hóa học ở Trung học cơ sở”