PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1.-Huong-dan-dieu-tri-khoa-Tieu-hoa.pdf

KHOA TIÊU HOÁ HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH LÝ TIÊU HOÁ THƯỜNG GẶP (tài liệu lưu hành nội bộ) LƯU Ý: BẢN CHƯA CHÍNH THỨC Năm 2017
2 MỤC LỤC 1 HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ................... 3 2 HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ DIỆT HELICOBACTER PYLORI......................................... 11 3 XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN KHÔNG DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA20 4 CHỨNG KHÓ TIÊU CHỨC NĂNG................................................................................. 31 5 VIÊM GAN VI RÚT B MẠN TÍNH ................................................................................. 38 6 VIÊM GAN VIRUS C ....................................................................................................... 48 7 HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ XƠ GAN ................................................................................. 69 8 XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA.......................... 73 9 ĐIỀU TRỊ CỔ TRƯỚNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN...................................................... 80 10 ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG NHIỄM TRÙNG DỊCH CỔ TRƯỚNG ............................ 84 11 SUY THẬN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN......................................................................... 88 12 HÔN MÊ GAN................................................................................................................. 94 13 UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN........................................................................... 100 14 BỆNH GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU........................................................... 110 15 ÁP XE GAN NHIỄM KHUẨN ..................................................................................... 117 16 ĐIỀU TRỊ ÁP XE GAN AMIP...................................................................................... 125 17 ĐIỀU TRỊ ÁP XE GAN DO SÁN LÁ GAN LỚN........................................................ 127 18 NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT .................................................................................. 129 19 VIÊM TUỴ CẤP............................................................................................................ 134 20 VIÊM TUỴ MẠN .......................................................................................................... 143 21 HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ THẤP ...................................... 153 22 TẦM SOÁT PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ, TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG ...................................................................................................................... 160 23 VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU......................................................... 171
3 1 HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Bác sỹ Nguyễn Thế Phương ĐỊNH NGHĨA - Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây tổn thương hoặc biến chứng, do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản, hầu họng, có/không vào đường hô hấp. - Viêm thực quản trào ngược (EE – erosive esophagitis): các tổn thương trợt phát hiện qua nội soi, có/không xuất hiện các triệu chứng GERD. Mức độ viêm được đánh giá theo phân loại Los Angeles (LA). - Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không tổn thương (NERD): xuất hiện các triệu chứng khó chịu do trào ngược nhưng không có tổn thương niêm mạc thực quản trên nội soi thông thường và đáp ứng với điều trị ức chế acid. Đây là thể lâm sàng thường gặp nhất của GERD. - Barrett thực quản (BE) là các tổn thương dị sản ruột dạng cột phát hiện trên nội soi và chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học. Barrett thực quản đoạn ngắn (short-segment BE) khi tổn thương <3cm, thường gặp ở người da vàng, ít nguy cơ ác tính. Barrett thực quản đoạn dài (long-segment BE) khi tổn thương ≥3cm, thường gặp người da trắng, có nguy cơ ác tính, là biến chứng của GERD. - Trào ngược dạ dày ngoài thực quản (extraesophageal GERD) là những triệu chứng xuất hiện ngoài thực quản của GERD bao gồm ho kéo dài, viêm thanh quản mạn, hen phế quản, mòn men răng; hoặc có liên quan với GERD bao gồm viêm hầu họng mạn, viêm xoang, xơ hoá phổi tiên phát, viêm tai giữa tái phát. ĐIỀU TRỊ: 1.1.1 Nguyên tắc điều trị: - Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống. - Loại bỏ, giảm bớt các yếu tố nguy cơ. - Liệu trình điều trị hạ bậc với mục tiêu giảm triệu chứng, tăng chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa tái phát và biến chứng. 1.1.2 Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt: - Giảm cân nếu có thừa cân hoặc béo phì. - Không ăn quá no, tránh ăn tối quá muộn.
4 - Không sử dụng nhiều đồ uống có gas, chocolate, đồ ăn cay nóng, rượu bia, cafe. - Nằm đầu cao khi ngủ. - Tránh các yếu tố nguy cơ của GERD nếu có. 1.1.3 Các thuốc sử dụng trong điều trị GERD: - Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là lựa chọn hàng đầu khi điều trị GERD. PPI thường được dùng trước bữa ăn 30 – 60 phút. Dùng kéo dài có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hoá (Clossidium dificile), gẫy xương, tăng nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân xơ gan. Cân nhắc điều trị diệt H.Pylori trước điều trị PPI kéo dài ở BN có viêm teo dạ dày, dị sản ruột. - Thuốc ức chế thụ thể H2 của histamin (H2RA) dùng đơn độc hoặc phối hợp với PPI và antacid, dùng trước khi ngủ nếu có trào ngược về đêm. Lưu ý tác dụng tăng acid hồi ứng sau khi dừng H2RA. - Thuốc trung hoà acid (antacid, alginate-antacid) thường phối hợp với PPI làm giảm nhanh triệu chứng, hoặc dùng đơn độc với GERD nhẹ. - Thuốc hỗ trợ vận động (prokinetic): metoclopropramide, domperidone không khuyến cáo do có ít bằng chứng chứng minh hiệu quả, và có tác dụng phụ trên tim mạch. - Baclofen thường sử dụng khi điều trị PPI thất bại, là một thuốc đối vận GABA có tác dụng ức chế sự giãn đột ngột cơ thắt thực quản dưới (LES) qua đó làm giảm trào ngược sau ăn. Nhiều tác dụng phụ: gây buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. 1.1.4 Các liệu trình điều trị: 1.1.4.1 Liệu trình điều trị tiêu chuẩn (dài hạn): - PPI uống 1 lần/ngày trong 8 -12 tuần. - PPI uống 2 lần/ngày trong 8 -12 tuần nếu triệu chứng không hết hoặc giảm ít. 1.1.4.2 Điều trị duy trì (ngắn hạn): - PPI uống 1 lần/ngày trong 4 tuần. - Có thể kết hợp với antacid hoặc H2RA. 1.1.4.3 Điều trị theo nhu cầu (on-demand therapy): - Thường dùng trong 1 tuần hoặc ít hơn với mục tiêu giảm triệu chứng với chi phí tối thiểu.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.