Nội dung text GIẢI ĐỀ SỐ 019 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong kí hiệu hạt nhân 8 17O, 17 có nghĩa là A. số proton. B. số neutron. C. số nucleon. D. điện tích. Câu 2: Trong các tia sau, tia nào là dòng các hạt không mang điện tích? A. tia γ. B. tia β +. C. tia β −. D. tia α. Câu 3: Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn A. ngược pha nhau. B. lệch pha nhau 90o . C. lệch pha nhau 45o . D. đồng pha nhau. Câu 4: Trong thời tiết mùa đông giá lạnh ở trong phòng học nếu sờ tay vào song sắt cửa sổ ta có cảm giác lạnh nhưng sờ tay vào bàn gỗ ta có cảm giác đỡ lạnh hơn. Gọi T1, T2 và T3 lần lượt là nhiệt độ của bàn tay, song sắt cửa sổ và bàn gỗ. Phát biểu nào sau đây là đúng A. T1 < T2 = T3 B. T1 > T2 = T3 C. T3 = T1 > T2 D. T3 = T1 < T2 Câu 5: Biển báo cảnh báo điều gì? A. Cẩn thận sét đánh. B. Nơi nguy hiểm về điện. C. Cảnh báo tia phóng xạ. D. Nơi nguy hiểm về từ trường. Câu 6: Từ trường trong một vùng không gian được mô tả bằng các đường sức từ như hình vẽ. Trong các điểm sau, tại điểm nào từ trường yếu nhất A. Điểm (2). B. Điểm (3). C. Điểm (1). D. Điểm (4). Câu 7: Đối với một khối lượng khí lí tưởng nhất định, phát biểu nào sau đây đúng? A. Không thể đồng thời tăng nhiệt độ và giảm thể tích của khí. B. Không thể đồng thời tăng nhiệt độ và tăng áp suất của khí. C. Có thể tăng áp suất và thể tích của khí trong khi giữ nhiệt độ của khí không đổi. D. Không thể giảm áp suất và thể tích của khí trong khi giữ nhiệt độ của khí không đổi. Câu 8: Hình dưới đây là giản đồ mô tả sự tăng nhiệt độ ( ∘C) theo thời gian (phút) của một hợp chất dưới áp suất khí quyển. Dựa vào bảng nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy được cho ở trên, hãy xác định tên của hợp chất đó. A. Hợp chất này là Z. B. Hợp chất này là Y. C. Hợp chất này là T. D. Hợp chất này là X. Mã đề thi 019
Câu 9: Trường hợp nào sau đây từ thông qua vòng dây dẫn (C) biến thiên A. Vòng dây (C) đứng yên, nam châm chuyển động xuống dưới. B. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ dưới lên trên với vận tốc v. C. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển dộng đều từ trên xuống dưới với vận tốc v. D. Nam châm và vòng dây dẫn (C) đứng yên. Câu 10: Trong quá trình nén không khí trong xi lanh, pit-tông thực hiện công 700 J lên khí, đồng thời xi- lanh tỏa nhiệt lượng 200 J ra bên ngoài. Nội năng của khí trong xi-lanh đã A. tăng thêm 500 J. B. tăng thêm 900 J. C. giảm đi 900 J. D. giảm đi 500 J. Câu 11: Biết khối lượng của các hạt proton, neutron và hạt nhân 9 19 F lần lượt là 1,0073amu; 1,0087amu; 18,9934amu. Độ hụt khối của hạt nhân 9 19 F là A. 0,1529amu. B. 0,1506amu. C. 0,1478 amu. D. 0,1593amu. Câu 12: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng một lượng Δp = 50kPa. Áp suất ban đầu của khí đó là: A. 10 kPa. B. 25 kPa. C. 55 kPa. D. 75 kPa. Câu 13: Một nồi áp suất gia đình có áp suất hơi trong nồi là 1,8. 105 Pa và nhiệt độ là 249 ∘C. Giả sử thể tích và khối lượng của hơi trong nồi không đổi. Để áp suất hơi trong nồi 105 Pa thì nhiệt độ hơi trong nồi là A. 209∘C B. 138∘C C. 23∘C D. 17∘C Câu 14: Biết khối lượng mol của không khí là 29 g/mol. Khối lượng riêng của không khí ở áp suất 105 Pa và nhiệt độ 20∘C là A. 1,19 kg/m3 . B. 1,31 kg/m3 . C. 0,13 kg/m3 . D. 0,68 kg/m3 . Câu 15: Đồ thị hình bên biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một miếng kim loại theo khối lượng của kim loại đó. Biết nhiệt nóng chảy riêng của sắt, chì, bạc, thiếc lần lượt là 2,77. 105 J/kg; 0, 25.105 J/kg; 1,05. 105 J/kg; 61. 105 J/kg. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết đây là kim loại gì? A. Thiếc. B. Chì. C. Sắt. D. Bạc. Câu 16: Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức e = E0cos (ωt + π 2 ). Tại thời điểm t = 0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng A. 45∘ . B. 180∘ . C. 90∘ . D. 150∘ . Câu 17: Trong chuỗi phân rã phóng xạ, ba lần phân rã liên tiếp, mỗi lần đều phát ra một hạt. Sự phân rã đầu tiên dẫn đến sự phát xạ của một hạt β −. Sự phân rã thứ hai dẫn đến sự phát xạ của một hạt α. Sự phân rã thứ ba dẫn đến sự phát xạ của một hạt β −khác. So sánh các hạt nhân P và S. Câu nào đúng? A. P và S giống hệt nhau B. P và S là đồng vị của cùng một nguyên tố. C. S là một nguyên tố khác có số hiệu nguyên tử thấp hơn. D. S là một nguyên tố khác có khối lượng giảm.
Câu 18: Một học sinh thực hiện thí nghiệm để xác định độ lớn lực từ giữa hai nam châm như hình vẽ: đặt nam châm 1 trên cân thì số chỉ của cân là 80,0 g; sau đó đặt nam châm 2 phía trên nam châm 1 thì số chỉ của cân là 83,1 g. Gia tốc trọng trường nơi làm thí nghiệm là 9,8 m/s 2 . Thí nghiệm này cho biết A. Độ lớn lực từ tương tác giữa hai nam châm là 30,38mN. B. Cực từ A của nam châm 2 là cực nam. C. Khối lượng của nam châm 2 là 3,1 g. D. Lực từ tương tác giữa hai nam châm là lực hút. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cấu tạo một đi-na-mô xe đạp được mô tả như hình bên. a) Dòng điện được dẫn ra mạch ngoài là dòng điện một chiều. b) Đi-na-mô là máy phát điện hoạt động theo cách thứ hai, stato là cuộn dây đứng yên. c) Chiều quay của rôto như trên hình chứng tỏ vành xe đạp đang quay ngược chiều kim đồng hồ. d) Do nam châm đặt song song với trục cuộn dây nên từ thông qua các vòng dây không biến thiên. Câu 2: Một nhiệt lượng kế có nhiệt dung không đáng kể đang chứa nước đá ở 0 ∘C. Một mẫu kim loại 50 g đang ở nhiệt độ 100∘C được thả vào nhiệt lượng kế. Khi trạng thái cân bằng nhiệt được thiết lập thì thấy thể tích của hỗn hợp trong nhiệt lượng kế giảm đi 0,5. 10−6 m3 . Bỏ qua sự thay đổi thể tích của khối kim loại, nhiệt nóng chảy riêng của nước là λ = 3,3.105 J kg. Khối lượng riêng của nước và của nước đá tương ứng là 1000 kg m3 và 900 kg m3 . a) Sự thay đổi thể tích của hỗn hợp là do với cùng một khối lượng thể tích chiếm của nước đá và nước khác nhau. b) Khối lượng nước đá tan thành nước là 5,0 g. c) Nhiệt lượng mà nước đá đã hấp thụ là 148,5 J. d) Nhiệt dung riêng của khối kim loại là 297 J kg.K . Câu 3: Chuối là một trong các loại trái cây được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng. Trong chuối có chứa potassium (Kali-K) giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút do mất cân bằng điện giải. Chính vì tác dụng này nên các vận động viên tennis thường ăn chuối trong giờ nghỉ giữa các set thi đấu. Potassium trong chuối tồn tại ở ba đồng vị 19 39 K, 19 40 K, 19 41 K. Trong đó: 19 39 K và 19 41 K là những đồng vị bền; 19 40 K là đồng vị phóng xạ với chu kì bán rã 1,28.109 năm. a) Các đồng vị của potassium đều có 19 proton. b) Các đồng vị của potassium đều có 21 neutron. c) Hằng số phóng xạ của đồng vị 19 40 K là 1,48. 10−12 s −1 d) Lấy khối lượng mol của potassium 19 40 K là 40 g/mol. Độ phóng xạ của 59μg potassium 19 40 K là khoảng 15 Bq.