PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 10 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 10 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Khâu nào dưới đây không nằm trong các bước cần tiến hành của công nghệ DNA tái tổ hợp? A. Tạo DNA tái tổ hợp. B. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. Phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp. D. Tạo dòng thuần chủng. Câu 2. Tại kỳ đầu, sợi nhiễm sắc co xoắn lại dưới tác động của loại protein nào sau đây? A. Shugosin. B. Cohensin. C. Condensin. D. Histone. Câu 3. Đồ thị ở Hình 1: mô tả ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ hô hấp và cường độ quang hợp của một loài thực vật. Điểm nào trong các điểm 1,2,3,4 trên đồ thị biểu thị điểm bù ánh sáng của loài thực vật này Hình 1. A. Điểm 1. B. Điểm 2. C. Điểm 3. D. Điểm 4 Câu 4. Sự thoát hơi nước của thực vật ở cạn được diễn ra theo những con đường nào? A. Qua cutin và khí khổng. B. Qua bề mặt lá và rễ. C. Qua vỏ thân cây và rễ. D. Qua vỏ thân cây và khí khổng. Câu 5. Mối quan hệ tiến hoá giữa các loài trong cây phát sinh chủng loại ở Hình 2, chứng minh sự phát sinh chủng loại là kết quả của quá trình tiến hoá. Biết rằng những đặc điểm tổ tiên chung tồn tại ở tất cả các loài trong cùng một nhánh, đặc điểm phát sinh mới đặc trưng cho các nhánh riêng. Hai loài có mối quan hệ tiến hóa gần nhất là Hình 2. A. cá mập và chim. B. cá ngừ và đười ươi. C. đười ươi và thỏ. D. thỏ và cá sấu Câu 6. Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Ruột thừa của người và dạ cỏ của trâu bò. B. Tay người và cánh chim. C. Tay người và chân trước của cào cào. D. Sừng hươu và sừng tê giác. Câu 7. Khi nói về dòng gene, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kết quả của dòng gene là luôn dẫn đến làm nghèo vốn gene của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. B. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những allele mới làm phong phú thêm vốn gene
của quần thể. C. Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể. D. Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số allele mà không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể. Câu 8. Những loài chim mà Darwin quan sát thấy trên các đảo thuộc quần đảo Galapagos ở Nam Mỹ (cách đất liền khoảng 900 km) là cơ sở để ông cho rằng, chim và các loài khác trên đảo có nguồn gốc từ đất liền Nam Mỹ. Darwin đã phát hiện thấy, mặc dù các loài chim trên các đảo có nhiều đặc điểm giống nhau nhưng chúng cũng khác nhau về một vài đặc điểm nhỏ như kích thước và hình dạng mỏ nên có khả năng chúng là các loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây đã giúp Darwin hình thành nên học thuyết tiến hoá của mình? A. Số lượng các loài giảm dần từ xích đạo tới các cực của Trái Đất. B. Các đảo thường có ít loài hơn ở đất liền. C. Các loài chim trên các đảo thuộc quần đảo Galapagos ở Nam Mỹ có nhiều đặc điểm giống với các loài chim sống ở đất liền gần nhất mà không giống với những loài sống ở nơi khác có cùng vĩ độ trên Trái Đất. D. Những con chim sẻ ở các đảo có nhiều cây cho hạt to thì hầu hết có mỏ dài và dày, đảm bảo cho chúng có thể tách được vỏ hạt để lấy thức ăn, còn những con sống ở đảo có nhiều côn trùng thì mỏ lại ngắn và mảnh thích hợp với việc bắt sâu bọ. Câu 9. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một gen có hai allele quy định. Những cá thể được tô màu đen là biểu hiện bệnh, allele gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường. Có bao nhiêu người trong gia đình chắc chắn mang kiểu gen dị hợp? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Một loài thực vật lưỡng bội có 4 cặp NST được kí hiệu lần lượt là Aa, Bb, Dd, Ee. Giả sử có 4 thể đột biến với số lượng NST như sau: Thể đột biến Thể đột biến 1 Thể đột biến 2 Thể đột biến 3 Thể đột biến 4 Bộ NST AaBbDdEee AAaaBBbbDDddEEee AaBDdEe AaBbDddEe Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể đột biến 1 là 2n+1. B. Thể đột biến số 3 có số lượng gene trên 1 NST tăng lên. C. Hàm lượng DNA trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở các thể đột biến giống nhau. D. Thể đột biến số 2 chỉ có thể phát sinh qua giảm phân và thụ tinh. Câu 11. Khi nói về chu trình sinh – địa – hoá carbon, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sự vận chuyển carbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó. B. Một phần nhỏ carbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích. C. Carbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng carbon monoxide (CO). D. Toàn bộ carbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí. Câu 12. Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng về quá trình này? A. Độ đa dạng sinh học có xu hướng giảm dần trong quá trình biến đổi này. B. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. C. Trong quá trình này không có sự biến đổi của môi trường sống. D. Đây là quá trình diễn thế sinh thái thứ sinh. Câu 13. Bước số mấy trong Hình 3 giúp tách protein histone ra khỏi DNA?

Câu 18. Ốc bươu vàng có thể gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường bản địa? A. Tăng đa dạng sinh học. B. Tăng nguồn thức ăn cho loài bản địa. C. Gây suy giảm đa dạng sinh học. D. Giúp bảo vệ loài bản địa khỏi kẻ thù tự nhiên. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Hình 5 mô tả mối quan hệ giữa DNA, RNA (mRNA, tRNA, rRNA), protein. Kí hiệu --- mô tả một trong những loại liên kết có trong từng loại phân tử DNA, RNA, protein (dạng xoắn α và gấp β). Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về Hình 5 trên? a) Đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA* là nucleotide, cấu tạo nên phân tử tRNA là ribonucleotide, cấu tạo nên phân tử protein** là amino acid và tất cả các kí hiệu --- đều thể hiện liên kết hydrogen. b) Nếu tiến hành đánh dấu phóng xạ 15 N vào phân tử DNA* thì sau quá trình phiên mã có thể tạo ra phân tử mRNA mang nucleotide chứa 15 N. c) Giả sử trình tự của gene điều hòa hoạt động gene* là 3’...TAC ATG TGG CCC...5’ và đột biến thành 3’...TAC ATT TGG CCC...5’ thì mRNA* do gen đó quy định có thể sẽ không được tổng hợp. d) Với cùng một loại DNA* (gene*) sau phiên mã có thể tạo ra nhiều loại mRNA* khác nhau; còn với cùng một loại protein** luôn biểu hiện kiểu hình**. Câu 2. Một quần đảo gồm nhiều đảo lớn nhỏ bao quanh ven biển đông nam nước Mĩ. Người ta tiến hành thí nghiệm phun thuốc trừ sâu với lượng lớn lên hai đảo A và B (tách biệt hoàn toàn nhau và với đất liền) thuộc quần đảo này để diệt côn trùng trên đảo, sau đó khảo sát sự thay đổi đa dạng loài theo thời gian. Sự phục hồi được minh họa ở hình bên (đường nét đứt thể hiện số loài trước thí nghiệm). Cho rằng không có các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quá trình tiến hóa. Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về hai đảo này? a) Đảo A đã phục hồi số lượng về mức ban đầu và đạt trạng thái cân bằng, còn đảo B phục hồi số lượng nhưng chưa hoàn toàn. b) Sau thí nghiệm, lưới thức ăn ở đảo A phức tạp hơn lưới thức ăn ở đảo B. c) Tỉ lệ nhập cư, tỉ lệ xuất cư, tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong là 4 yếu tố giới hạn số lượng loài trên các đảo không thể vượt qua số lượng trước khi thí nghiệm. d) Nếu thay vì loại bỏ côn trùng mà tiến hành loại bỏ bò sát thì kết quả về sự phục hồi giữa 2 đảo A và B khác nhau không đáng kể do bò sát có khả năng phát tán rộng hơn côn trùng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.