Nội dung text Bài 13. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ.pdf
Trang 1 BÀI 13: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ Mục tiêu ❖ Kiến thức + Trình bày được dấu hiệu của quần thể giao phối, khái niệm vốn gen, khái niệm tần số tương đối của các alen, tần số tương đối của các kiểu gen. + Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần. + Giải thích và vận dụng được các công thức tính tần số các alen, các kiểu gen của quần thể tự phối. ❖ Kĩ năng + Kĩ năng đọc và phân tích vấn đề. + So sánh, tổng hợp, khát quát hóa – hệ thống hóa. + Quan sát tranh hình, xử lí thông tin.
Trang 2 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Khái niệm quần thể • Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm xác định và có khả năng sinh sản ra thế hệ sau. • Quần thể được đặc trưng bởi vốn gen, tần số tương đối của các kiểu gen, kiểu hình và các alen. • Vốn gen: là tập hợp các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. + Tần số alen: là tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định. + Tần số kiểu gen: là tỉ số giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. + Nếu gọi tần số alen AA : Aa : aa lần lượt là x : y : z và tần số tương đối của alen A là p, tần số của alen a là q thì công thức tính p và q theo x, y, z là y p x 2 ; y q z 2 . Công thức tính tần số alen + Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: x AA yAa z aa 1 + Gọi tần số tương đối của alen A là p, tần số tương đối của alen a là q. + Công thức tính tần số alen của quần thể là: A a y y p x ; p z . 2 2 A a p q 1 2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối • Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. • Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các alen. • Sự biến đổi cấu trúc di truyền quần thể tự phối qua các thế hệ theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp.
Trang 3 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA II. CÁC DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1: CÂU HỎI LÍ THUYẾT CƠ BẢN Phương pháp giải Để làm được dạng câu hỏi lí thuyết cơ bản này, cần phải: • Trình bày được quần thể là gì? • Phân biệt các hình thức giao phối. • Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự phối. Ví dụ mẫu
Trang 4 Ví dụ 1: Vốn gen là A. tập hợp tất cả các phân tử ADN có trong quần thể tại một thời điểm xác định. B. tập hợp tất cả các gen có trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. tập hợp tất cả các alen có trong quần thể tại một thời điểm xác định. D. tập hợp tất cả các NST có trong mọi tế bào của một quần thể tại một thời điểm. Hướng dẫn giải: Vốn gen là một đặc trưng quan trọng của một quần thể khi xét về khía cạnh di truyền, vốn gen của quần thể được hiểu là tập hợp tất cả các alen của tất cả các lôcut trong tất cả các cá thể của quần thể tại một thời điểm xác định. Chọn C. Ví dụ 2: Tại sao trong giao phối cận huyết, tỉ lệ kiểu gen đòng hợp tăng dần theo thời gian? A. Vì các cá thể dị hợp giảm dần theo thời gian nên tỉ lệ kiểu gen đồng hợp gia tăng. B. Các giao tử mang alen lặn cao hơn nên tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn sẽ tăng dần theo thời gian. C. Vì giao phối cận huyết nên xác suất gặp nhau giữa các giao tử cùng nguồn cao hơn. D. Giao phối cận huyết khiến các kiểu gen dị hợp gây chết, làm tăng tỉ lệ đồng hợp. Hướng dẫn giải Trong quá trình giao phối cận huyết, các cơ thể cùng nguồn gốc mang các alen cùng nguồn gốc ban đầu, giống nhau giao phối với nhau. Xác suất giao phối cận huyết càng cao thì tỉ lệ gặp gỡ giữa các giao tử cùng nguồn, giống nhau tạo ra các thể đồng hợp ngày càng nhiều. Chọn C. Bài tập tự luyện dạng 1 Bài tập cơ bản Câu 1: Tần số của một alen được tính bằng A. tỉ lệ cá thể mang alen đó trong quần thể. B. tỉ lệ giao tử mang alen đó trong quần thể. C. tỉ lệ hợp tử mang alen đó trong quần thể. D. tỉ lệ các cơ thể mang kiểu gen đồng hợp của alen đó trong quần thể. Câu 2: Ở quần thể giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Đặc điểm cơ bản của quần thể là A. quần thể phân hóa thành các dòng thuần chủng khác nhau. B. quần thể có độ đa dạng di truyền cao. C. quần thể có đa dạng các kiểu gen cao. D. quần thể có các tỉ lệ kiểu gen dị hợp cao. Câu 3: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể. B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể. C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể. D. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể. Câu 4: Nếu cho các giống cây trồng tự thụ phấn qua nhiều thế hệdễ dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống vì