Nội dung text Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức (FILE CẢ NĂM).docx
2 - Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, thực hiện thí nghiệm, quan sát các hiện tượng thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học, dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hóa học trong những điều kiện cụ thể. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT. - Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học. - Giấy A o - Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.