Nội dung text 23. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Ngữ Văn Sở GD Phú Thọ - có lời giải.docx
Trang 2 Để hôm nay con được sống Được lớn khôn… Được chiến đấu hết mình Vì tự do của Tổ Quốc Được ca hát hết mình Tổ Quốc thành thơ! (Phùng Quán – Tạp chí Sông Hương, số 28, T.11&12-1987) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết thể thơ của văn bản. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản. Câu 3. Nêu tác dụng của việc đưa yếu tố tự sự vào thơ trữ tình trong văn bản trên. Câu 4. Nhận xét hiệu quả việc sử dụng dấu ba chấm (...) trong văn bản. Câu 5. Từ đoạn thơ (2) trong văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, nguồn cội (trình bày khoảng 5-7 dòng). II. PHẦN VIẾT Câu 1 (VDC) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện trong văn bản ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (VDC) Thành công không đến từ việc thay đổi thế giới, mà là thay đổi bản thân. (Jim Rohn) Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Thay đổi bản thân - thay đổi thế giới. ---------------------HẾT---------------------
Trang 4 - Lựa chọn được các thao tác lập luận phủ hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ Cách giải: Gợi ý: 1. Mở đoạn: Giới thiệu chung. 2. Thân đoạn: - Tâm trạng của nhân vật trong bài thơ chủ yếu là sự biết ơn, tưởng nhớ và trân trọng đối với những gì đã qua trong cuộc đời mình, từ gia đình, quê hương đến những hy sinh trong chiến tranh. + Tưởng nhớ về thời thơ ấu: Từ hình ảnh "Tóc tôi còn để chỏm" đến "Đầu đã hoa râm", nhân vật cảm nhận sự thay đổi của bản thân qua thời gian, từ một đứa trẻ thơ ngây đến một người lính già trở về sau chiến tranh. + Biết ơn quê hương: Nhân vật bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với gia đình, quê hương, và những điều giản dị trong cuộc sống như "manh chiếu rách", "bát cơm nghèo", "câu dân ca mẹ con hát". Những hình ảnh này thể hiện sự trân trọng đối với những giá trị nhỏ bé, bình dị nhưng vô cùng quý giá. + Tâm trạng đau đớn khi nghĩ về những mất mát, hy sinh của các anh hùng đã khuất. Tâm trạng này phản ánh sự gánh nặng của một người lính về những gì đã qua trong cuộc chiến. + Nhân vật tự hào khi nhắc về hành trình chiến đấu của mình: "Con được sống / Được lớn khôn… / Được chiến đấu hết mình / Vì tự do của Tổ Quốc". Đây là một sự khẳng định về lòng yêu nước và khát vọng bảo vệ tự do cho đất nước. 3. Kết đoạn: Bài thơ là sự kết hợp giữa tình yêu quê hương, gia đình và lý tưởng chiến đấu, thể hiện lòng tri ân và sự tôn vinh những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, qua đó góp phần làm sâu sắc thêm tư tưởng yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Câu 2: Phương pháp: - Vận dụng kiến thức đã học về viết bài văn nghị luận. - Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng. Cách giải: Có thể triển khai theo hướng: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: * Giải thích: - Thay đổi bản thân: Là sự cải thiện về tư duy, thái độ, hành động và các kỹ năng cá nhân. Đây là quá trình tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân thông qua học hỏi, rèn luyện và phát triển bản thân. - Thay đổi thế giới: Là việc tạo ra sự khác biệt tích cực trong cộng đồng, xã hội, hay thậm chí toàn cầu thông qua những hành động có ảnh hưởng. * Vì sao thay đổi bản thân lại thay đổi thế giới? - Sự thay đổi của một cá nhân sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi bản thân mỗi người trở nên tốt hơn, họ sẽ truyền cảm hứng và ảnh hưởng tích cực đến xã hội.