Nội dung text ĐỀ 3 - CK2 LÝ 11 - FORM 2025.docx
D. công của dòng điện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích trong mạch kín. Câu 9. Thông số 3V được ghi trên bề mặt pin như hình bên có ý nghĩa là A. suất điện động của pin. B. hiệu điện thế của pin. C. điện trở trong của pin. D. dung lượng của pin. Câu 10. Điện tích điểm q = - 3.10 -6 C được đặt trong điện trường có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và cường độ điện trường E = 15000 V/m. Độ lớn, phương và chiều của F trong trường hợp này là A. F = 0,045 N, có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên. B. F = 0,45 N, có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên. C. F = 0,045 N, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. D. F = 0,45 N, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Câu 11. Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở trong hình bên. Điện trở có giá trị là A. . B. . C. . D. . Câu 12. Một điện trở R = 5 Ω được mắc vào nguồn điện có suất điện động E = 1,8 V để tạo thành mạch kín thì công suất tỏa nhiệt ở điện trở này là P = 0,45 W. Điện trở trong của nguồn điện là A. 0,3 Ω. B. 0,5 Ω. C. 1,0 Ω. D. 1,5 Ω. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Cho hai bản cực song song, cách nhau 20 cm như hình bên. D và C là hai điểm nằm trên đường trung trực của AB. a) Hiệu điện thế giữa hai điểm B và A là 1kV. b) Cường độ điện trường giữa hai bản tụ có độ lớn 5000 V/m, có phương nằm ngang, chiều từ A đến B. c) Điện thế tại D lớn hơn điện thế tại C. d) Công của lực điện trường làm dịch chuyển một điện tích q = 2µC từ A đến C là . Câu 2. Một chiếc bàn là được nhãn năng lượng 220 V – 2000 W. Một người vì không để ý điều này nên đã sử dụng bàn là với ổ điện có hiệu điện thế 110 V. a) Chiếc bàn là đã chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng nhiệt thông qua điện trở trong bàn là. b) Bàn là sử dụng hiệu điện thế định mức là 220 V và công suất định mức 2000 W. c) Điện trở trong chiếc bàn là có giá trị R = 0,11 Ω. d) Khi sử dụng nguồn điện U = 110 V, bàn là hoạt động với công suất nhỏ hơn công suất định mức 2 lần. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Hai điện tích điểm trong chân không cách nhau một khoảng r thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn F. Khi đặt trong một môi trường điện môi có hằng số điện môi bằng 9 đồng thời giảm khoảng cách giữa chúng đi 30 cm so với trong chân không thì lực tương tác vẫn là F. Giá trị lớn nhất của r bằng bao nhiêu cm? Câu 2. Khi một điện tích q = - 2µC di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường thì công của lực điện thực hiện là 7.10 -5 J. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N bằng bao nhiêu V? Câu 3. Trong mỗi giây có hạt electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn bằng đồng. Cho độ lớn điện tích nguyên tố là Cường độ dòng điện qua dây dẫn bằng bao nhiêu A? Câu 4. Đặt vào hai đầu một điện trở một hiệu điện thế , cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở giảm đi thì ta phải tăng giá trị điện trở thêm một lượng bằng bao nhiêu Ω?
Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,0 điểm). Nhôm là loại vật liệu có khối lượng riêng D = 2,7 tấn/m 3 và khối lượng mol nguyên tử là A = 27g/mol. Biết rằng mỗi nguyên tử nhôm có tương ứng 3 electron tự do. Mỗi dây dẫn bằng nhôm có đường kính tiết diện 3mm mang dòng điện 15 A. Cho số Avogadro N A = 6,022.10 23 mol -1 . Tốc độ trôi của electron trong dây dẫn bằng nhôm này bằng bao nhiêu mm/s? Câu 2 (2,0 điểm). Một đoạn mạch gồm một bóng đèn có ghi 9 V – 4,5 W được mắc nối tiếp với một biến trở và đặt vào hiệu điện thế không đổi như hình. Xem điện trở của dây nối và Ampere kế rất nhỏ. Nếu bóng đèn sáng bình thường: a. Điện trở của biến trở và số chỉ của Ampere kế bằng bao nhiêu? (1,5 điểm) b. Tính năng lượng điện tiêu thụ của toàn mạch trong thời gian 1 giờ. (0,5 điểm)