Nội dung text 18. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử Sở GD Thanh Hóa - có lời giải.docx
Trang 3 B. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN. C. Cộng đồng An ninh - Quốc phòng ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng Chính trị - Xã hội ASEAN. D. Cộng đồng Kinh tế - Chính trị ASEAN, Cộng đồng xã hội ASEAN, Cộng đồng Văn hóa - Giáo dục ASEAN. Câu 15: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) chống ách đô hộ của nhà Minh là A. Ngô Quyền. B. Lê Lợi. C. Lê Lai D. Lê Hoàn. Câu 16: Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngoại trừ A. đưa dân ra sinh sống trên các đảo. B. tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử. C. thiết lập các ngọn đèn biển. D. xây dựng các căn cứ quân sự. Câu 17: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945? A. Lực lượng quân sự của ta lớn mạnh hơn kẻ thủ. B. Kẻ thù gặp khó khăn trong quá trình xâm lược. C. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, độc đáo. D. Ta nhận được ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ bên ngoài. Câu 18: Nhận xét nào sau đây là đúng về đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12 - 1986 đến nay)? A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ chính trị, tư tưởng đến văn hoá, xã hội. B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp mang tính đột phá hơn. C. Có những bước đi thích hợp để thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. D. Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị nhưng trọng tâm là chính trị. Câu 19: Ngay khi Pháp quay trở lại xâm lược lần thứ hai (1945), Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đề ra chủ trương nào sau đây? A. Kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ, chi viện cho quân dân Nam Bộ. B. Đàm phán hòa bình với Pháp nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn. C. Nhượng bộ thực dân Pháp để củng cố chính quyền mới thành lập. D. Chiến đấu trực diện với quân Pháp nhằm phô trương thanh thế. Câu 20: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 nhằm đáp ứng nhu cầu A. tăng cường sức mạnh quân sự. B. hợp tác để cùng phát triển. C. tạo sự cân bằng sức mạnh với Mỹ. D. đoàn kết để giải phóng dân tộc. Câu 21: Lĩnh vực nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là quốc sách hàng đầu trong quá trình đổi mới? A. Giáo dục - đào tạo. B. An ninh - quốc phòng. C. Kinh tế - chính trị. D. Văn hóa - xã hội.
Trang 4 Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra và giành thắng lợi? A. Quân Đồng minh đã kéo vào Đông Dương để giải giáp phát xít Nhật. B. Lực lượng cách mạng được tập dượt, rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh. C. Đảng Cộng sản và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động. D. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang. Câu 23: Thắng lợi nào sau đây đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Chiến dịch Hồ Chí Minh. B. Phong trào Đồng khởi. C. Chiến dịch Tây Nguyên. D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Câu 24: Một trong những địa phương giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. Bắc Giang. B. Nghệ An. C. Hà Tiên. D. Hà Nội. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Cho đoạn tư liệu sau đây: “Bước sang năm 1963, yêu cầu đánh bại các cuộc hành quân bằng "trực thăng vận" và "thiết xa vận" của Mĩ - Diệm trở thành một yêu cầu bức xúc của cách mạng miền Nam. Các địa phương quyết tâm vận dụng phương châm "2 chân, 3 mũi" đánh bại các chiến thuật mới của địch, đưa phong trào cách mạng tiến lên hơn nữa. Tháng 1 - 1963, chiến trường Ấp Bắc tổ chức thắng lợi trận chống càn quy mô lớn”. (Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam tập III, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 189) a) “2 chân, 3 mũi” là nghệ thuật chiến tranh cách mạng tấn công địch bằng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, đánh địch trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. b) Chiến thắng Ấp Bắc đã mở ra khả năng đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” c) Chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” được coi là các hình thức chiến thuật “át chủ bài” của Mỹ, giúp chính quyền và quân đội Sài Gòn giành ưu thế trên chiến trường. d) Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” là các chiến thuật mới, được Mỹ sử dụng phổ biến trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Câu 26: Cho đoạn tư liệu sau “Chúng ta không thể né tránh, kiêng kị cơ chế thị trường, vì đó là sự vận động của quy luật khách quan ngoài ý muốn của ta. Trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chúng ta đã bác bỏ cơ chế thị trường, làm trái quy luật khách quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng kéo dài, rốt cuộc vẫn phải bị động chạy theo tính tự phát của thị trường tự do. Đó là sai lầm cần phải khắc phục”. (Trường Chinh, Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại, NXB Sự thật, Hà Nội, 1988, tr.65) a) Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, kinh tế - xã hội Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng.