PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text A 237_GIAO PHU HOC - LE VAN CHINH.pdf

1 Lm. Phêrô LÊ VĂN CHÍNH GIÁO TRÌNH GIÁO PHỤ HỌC Ðại Chủng Viện Thnh Giuse 2009


4 suốt hội nhập các nền văn hóa vào trong chân trời đức tin Kitô giáo, đồng thời cũng tránh được những thái độ tổng hợp tôn giáo (syncrétisme) hoặc khuynh hướng duy lý (rationalisme), chỉ đề cao lý trí và từ chối khai mở đối với đức tin. Bảo vệ đức tin và thúc đẩy sự tiến bộ trong suy lý thần học: Các Giáo phụ đã sống ở một giai đoạn có những thách đố lớn. Có những giải thích khác nhau về mầu nhiệm Thiên Chúa, (nhiều khi dựa trên chính Mạc Khải Lời Chúa). Những giải thích này có nguy cơ làm biến chất đức tin, do bởi những nhu cầu muốn bảo vệ sự siêu việt của mầu nhiệm Thiên Chúa cũng như những đòi hỏi của lý trí con người. Nói rõ hơn làm thế nào có thể quan niệm một Thiên Chúa nhập thể làm người, khả thụ, khả tử. Tuyên xưng một Thiên Chúa làm người, phải đau khổ, phải chết có xúc phạm đến Thiên Chúa cao cả không? Các ngài đã mạnh mẽ vận dụng những suy nghĩ của mình dựa trên Mạc Khải để bảo vệ đức tin chính thống. Nỗ lực của các ngài đưa đến một chọn lựa là sử dụng những ý niệm triết học để chuyển tải nội dung đức tin. Các ngài đã vận dụng những ý niệm triết học đương thời như bản thể (ousia), ngôi vị (hypostasis), và nhiều ý niệm triết học khác nữa, nhằm tìm những định thức mới để diễn tả đức tin tông truyền, những ngôn ngữ ngoài Thánh Kinh để chuyển tải nội dung Thánh Kinh. Ý thức của các ngài là có sự thống nhất sâu xa giữa lý trí và đức tin, giữa ngôn ngữ của con người và mầu nhiệm Thiên Chúa. Sở dĩ con người biết và nói được về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ nhân loại là bởi vì Thiên Chúa đã làm người giữa con người và nói tiếng nói của con người, cũng như bởi vì con người mang dấu vết sự khôn ngoan tốt lành của Thiên Chúa. Đối với các ngài, đức tin đã lãnh nhận từ các Tông đồ cần phải được giữ gìn và truyền lại cho những thế hệ mai sau, vì thế cần phải kính cẩn đối với những gì đã lãnh nhận từ trong lòng đức tin truyền thống của Giáo hội, và đào sâu những dữ kiện Mạc Khải trong suy tư, cầu nguyện, chiêm niệm. Luận chứng của các ngài cho thấy tâm tình đạo đức sâu xa cũng như khả năng tư duy thần học nhạy bén. Con người tin vào Thiên Chúa và tin vào người Con một mà ngài gửi tới cho con người là bởi vì ý thức thân phận yếu hèn mỏng dòn của mình cần ơn cứu độ của Thiên Chúa, cũng như luôn ý thức sự khôn ngoan và quyền năng vô hạn của Thiên Chúa. Để tiếp cận những mầu nhiệm vượt lý trí con người, cần bám sát những Mạc Khải của Thánh Kinh, đồng thời cũng cởi mở với những vấn nạn của nền văn hóa nhân loại. Chính những định hướng này khiến những đóng góp của các Giáo phụ vừa đào sâu dữ kiện đức tin, vừa làm cho suy tư thần học được tiến triển. Ý thức về kinh nghiệm thần linh. Khi đọc các bản văn Giáo phụ, cần nắm bắt ý tưởng chỉ đạo này. Các ngài đã sống ở thượng nguồn đức tin Kitô giáo. Nhiều Giáo phụ đã tiếp xúc với các Tông đồ hay các môn đệ các Tông đồ, nền văn hóa và đời sống xã hội của các ngài gần gủi với văn hóa, xã hội thời các Tông đồ. Kinh nghiệm Chúa Kitô còn là kinh nghiệm sống động nơi các ngài, nơi xã hội của các ngài, một xã hội ít bị giao động bởi những chiều hướng thế tục hóa của chúng ta ngày nay. Vì thế, những bản văn của các ngài cho thấy những kinh nghiệm sống động và gần gủi với Thiên Chúa. Các ngài như cảm nếm trong đời sống của mình mầu nhiệm Thiên Chúa, kinh nghiệm thần linh, thân phận yếu hèn của con người. Chúng ta sẽ cảm nghiệm điều này khi đọc Ignatiô, hay Augustinô, hay Grêgôriô thành Nysse cũng như nhiều Giáo phụ khác nữa. Quả thực, các ngài rất ý thức thực tại siêu việt của Thiên Chúa đồng thời niềm khao khát vô tận của con người là kẻ được chính Thiên Chúa mời gọi đến với Ngài, bởi vì chỉ có Thiên Chúa mới thỏa mãn những khát vọng sâu kín nhất của con người. Phong phú về văn hóa và linh đạo Tông đồ. Một điều cũng cần phải nói là các Giáo phụ là những người rất thấm nhuần văn hóa thời đại của các ngài. Các ngài đã đến với Kitô giáo từ phía ngoại giáo, nên nhiều vị trong các ngài mang trong mình hai nền văn hóa, vừa Kitô giáo vừa văn hóa đương thời. Vì thấm nhuần văn hóa đương thời, các ngài nhìn nhận Kitô giáo như tiếp nối và hoàn hảo nền văn hóa ngoại giáo, đồng thời cũng thấy những viên đá đợi chờ nơi nền văn hóa này, tức những gì là tích cực trong nền văn hóa ngoại giáo, những giá trị của nền văn hóa này do bởi chính Ngôi Lời Thiên Chúa vốn hoạt động nơi mọi người qua mọi thời. Nhờ các ngài mà Kitô giáo đã hội nhập vào trong xã hội và thế giới, góp phần vào công cuộc phát triển của Kitô giáo cũng như của văn minh nhân loại. Nhờ nỗ lực suy tư, học hỏi của các ngài, các Kitô hữu đã mạnh dạn dấn thân vào thế giới, xã hội, đồng thời nhiều công dân từ phía dân ngoại dễ dàng đến với Kitô giáo. Nói cách khác, công việc của các Giáo phụ rất phong phú về mặt văn hóa và định hướng truyền giáo. Nghiên cứu

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.