Nội dung text 2. Đề thi thử TN THPT môn Địa Lý - Năm 2024 - Trường THPT Lý Thường Kiệt - Lần 1.docx
SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT (LẦN 1) (Đề thi có ____ trang) KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHXH; Môn thi: ĐỊA Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... Câu 1: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa là A. lãnh hải. B. thềm lục địa. C. đặc quyền kinh tế. D. tiếp giáp lãnh hải. Câu 2: Đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh nguyên nhân chủ yếu do? A. Địa hình thấp, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, không có đê điều bao bọc. B. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng, nhiều ô trũng ngập nước, có đê ngăn lũ. C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, địa hình chia cắt, có hệ thống đê ngăn lũ. D. Có nhiều vùng trũng rộng lớn, tập trung đông dân cư, không có đê bao bọc. Câu 3: Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có A. cảng nước sâu và đầm phá ven biển. B. nhiều dầu mỏ và các ngư trường lớn. C. nhiệt độ cao và số giờ nắng nhiều. D. lượng mưa lớn và phân mùa sâu. Câu 4: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Xích đạo. D. Ôn đới. Câu 5: Đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển miền Trung nước ta chủ yếu chịu tác động của các nhân tố A. sóng biển, thủy triều, mạng lưới sông, các dãy núi đâm ngang ra biển. B. hình dạng lãnh thổ, địa hình núi, mạng lưới sông, sóng biển mài mòn. C. thềm lục địa hẹp, dòng biển theo mùa, triều cường, lượng phù sa sông. D. sông ngòi, biển, vùng núi liền kề, các vận động kiến tạo và con người. Câu 6: Nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên có A. gió Mậu dịch thổi quanh năm. B. các dãy núi hướng vòng cung. C. thảm thực vật giàu sức sống. D. lượng mưa phân bố theo mùa. Câu 7: Nước ta có thuận lợi rất lớn để xây dựng đường hàng hải và hàng không quốc tế là do Mã đề thi:……
A. gần các vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và cửa ngõ ra biển của nhiều nước. B. tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là khoáng sản và thủy sản ở biển Đông. C. gần đường hàng hải, đường hàng không quốc tế và cửa ngõ ra biển của nhiều nước. D. gần đường di lưu, di cư của các luồng sinh vật và cửa ngõ ra biển của nhiều nước. Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là A. tác động chia cắt của dòng chảy đối với các bậc thềm phù sa cổ. B. tác động của sóng biển, của thủy triều và các hoạt động kiến tạo. C. vận động nâng lên và hạ xuống của địa hình trong Tân kiến tạo. D. hiện tượng uốn nếp trên nền badan diễn ra trong thời gian dài. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang địa chất khoáng sản, cho biết địa điểm nào sau đây có quặng crôm? A. Cổ Định. B. Tùng Bá. C. Phong Thổ. D. Tĩnh Túc. Câu 10: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: °C) Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I Nhiệt độ trung bình tháng VII Nhiệt độ trung bình năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa li 12, NXB Giáo dục và Đào tạo, năm 2008) Dựa vào bảng số liệu trên, biên độ nhiệt theo thứ tự giảm dần là A. Huế, Vinh, Quy Nhơn, Lạng Sơn, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Vinh, TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Lạng Sơn, Hà Nội, Huế. C. Lạng Sơn, Hà Nội, Vinh, Huế, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh. D. TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Vinh, Huế, Hà Nội, Lạng Sơn. Câu 11: Những đỉnh núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở
A. khu vực phía Nam của vùng. B. thượng nguồn sông Chảy. C. giáp biên giới Việt - Trung. D. khu vực trung tâm của vùng. Câu 12: Vùng nội thủy nước ta A. nằm ở phía trong đường cơ sở. B. là phần nằm ngầm ở dưới biển. C. kề với vùng tiếp giáp lãnh hải. D. nằm liền kề vùng biển quốc tế. Câu 13: Cho biểu đồ: (Số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi tổng sản phẩm trong nước năm 2021 so với năm 2015 của một số quốc gia trên? A. Ma-lai-xi-a tăng chậm hơn Mi-an-ma. B. Phi-lip-pin tăng ít hơn Ma-lai-xi-a. C. Mai-lai-xi-a tăng nhiều hơn Mi-an-ma. D. Mi-an-ma tăng nhanh hơn Phi-lip-pin. Câu 14: Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ A. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. nằm giữa hai lục địa Á-Âu và Ô-xtrây-li-a. C. trong năm thủy triều biến động theo mùa. D. bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. Câu 15: Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam. B. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam. C. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây. D. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, cho biết vườn quốc gia nào
sau đây nằm ở trên đảo? A. Mũi Cà Mau. B. Côn Đảo. C. Kon Ka Kinh. D. Núi Chúa. Câu 17: Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có A. khí hậu xích đạo, nhiệt độ cao, ẩm dồi dào, gió hoạt động theo mùa. B. bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao và độ muối khá lớn. C. dải hội tụ, bão, áp thấp nhiệt đới, dòng hải lưu, nhiều rừng ngập mặn. D. khí hậu nhiệt đới, mưa theo mùa, sinh vật biển đa dạng và phong phú. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết địa điểm nào sau đây có nhiệt độ trung bình tháng 1 cao nhất? A. Hà Nội. B. Lũng Cú. C. Huế. D. Hà Tiên. Câu 19: Cho bảng số liệu SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015 – 2021 (Đơn vị: Triệu người) Năm 2015 2017 2019 2021 Thành thị 30,9 31,9 33,8 36,6 Nông thôn 61,3 62,4 62,7 61,9 Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2015 – 2021, các dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp? A. Đường, tròn, cột. B. Tròn, đường, miền. C. Miền, cột, tròn. D. Cột, đường, miền. Câu 20: Hệ sinh thái ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do A. tác động của con người, thềm lục địa sâu và địa hình độc đáo. B. khí hậu nóng ẩm, sinh vật phong phú, thiên nhiên phân hóa. C. có nhiều rừng ngập mặn, tác động của nội lực và thủy triều. D. có các bãi triều lớn, dạng địa hình và sinh vật phong phú. Câu 21: Cho biểu đồ về bình quân đầu người của Thái Lan và Phi-lip-pin, giai đoạn 2015 - 2021: