PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 17. MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO.docx

Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 Năm học 2024 – 2025 Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 1 Thông tin bài soạn: (Nhập chính xác Gmail để nhận sản phẩm) ST T Họ và tên Nhiệm vụ Điện thoại Gmail Tên Zalo 1 Trần Thị Thu Cúc GV soạn 0977192015 [email protected] m Tran Cuc 2 Bùi Thị Thanh Loan GV Soạn 0364828051 buithithanhloan2003@gmail .com Bui Loan 4 Nguyễn Lệ Khuyê n GV phản biện lần 1 0986420220 [email protected] Nguyễn Lệ Khuyê n 5 Phan Thị Minh Hiếu GV phản biện lần 2 0935484950 [email protected] u.vn M Hiếu 6 Nguyễn Thị Bé Như GV phản biện lần 3 0848175176 [email protected] m Nguyễn Thị Bé Như Trường: ……………………………….. Họ và tên giáo viên: Tổ: …………………………………… ………………………. Bài 17: MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Môn học: KHTN - Lớp: 9 (KNTT) Thời gian thực hiện: …. tiết I. Mục tiêu 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về một số dạng năng lượng thường dùng.
Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 Năm học 2024 – 2025 Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 2 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra vấn đề và phương hướng hỗ trợ các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của một số năng lượng tái tạo. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hành, tìm hiểu về ưu và nhược điểm của một số dạng năng lựng tái tạo. 1.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông). - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Liệt kê được một số năng lượng tái tạo thường gặp. - Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thảo luận để nêu được một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về một số dạng năng lượng tái tạo. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao. - Trung thực: Mạnh dạn nói lên ý kiến của mình mình thông qua các hoạt động học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Thiết bị dạy học + Thiết bị công nghệ, phần mềm: Máy vi tính, máy chiếu, MS PowerPoint - Học liệu + Học liệu khác: tranh ảnh, phiếu học tập, video (Những điều cần biết về năng lượng tái tạo: https://youtu.be/CYCLSEu_mPI?si=RcVMl_8rjlUdmPDh) 2. Học sinh: - Đọc trước bài 17: Một số dạng năng lượng. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Khơi gợi được sự tò mò của HS, giúp HS xác định được các hoạt động tiếp theo sẽ giúp nhận biết được các dạng năng lượng tái tạo và ưu/nhược điểm của chúng. b) Nội dung: GV đưa ra tình huống: Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự
Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 Năm học 2024 – 2025 Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 3 nhiên. Các dạng năng lượng này có ưu điểm và nhược điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học mới. c) Sản phẩm: – Câu trả lời của HS: + Các dạng năng lượng tái tạo: Năng lượng Mặt Trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ thuỷ triều, năng lượng từ sóng và năng lượng sinh khối. + Ưu điểm: Có sẵn trong tự nhiên, liên tục được bổ sung. + Nhược điểm: Tính ổn định thấp, chi phí khai thác ban đầu cao,... d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV thực hiện: + Chiếu video về những điều cần biết về năng lượng tái tạo. + Yêu cầu HS theo dõi video, liệt kê các dạng năng lượng tái tạo được đề cập đến trong video, cho biết ưu/nhược điểm của năng lượng tái tạo. *Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cá nhân, thực hiện: + Theo dõi video. + Ghi chú nhanh các dạng năng lượng tái tạo được nhắc đến trong video. + Suy nghĩ để chỉ ra ưu/nhược điểm của năng lượng tái tạo. - GV theo dõi, bổ sung nếu cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Một số HS trình bày câu trả lời theo quan điểm cá nhân. * Kết luận, nhận định – GV không chốt đáp án của câu hỏi mà dẫn dắt vào bài mới. GV có thể dẫn dắt: Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên. Các dạng năng lượng này có ưu điểm và nhược điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Năng lượng tái tạo a) Mục tiêu:
Kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 Năm học 2024 – 2025 Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS Trang 4 - Nhận biết được năng lượng tái tạo, các dạng năng lượng tái tạo và trả lời được câu hỏi “Vì sao cần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo?” b) Nội dung: - HS đọc hiểu SGK để biết khái niệm Năng lượng tái tạo. - Quan sát Hình 17.1 và cho biết: + Những dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo? + Năng lượng nào khi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường như tạo ra chất thải rắn, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu,... ? - Thảo luận nhóm nêu các dạng năng lượng tái tạo và trả lời câu hỏi “Vì sao cần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo?” c) Sản phẩm: - Khái niệm Năng lượng tái tạo. Các dạng năng lượng tái tạo. - Lí do cần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu cá nhân đọc thông tin SGK để nêu khái niệm Năng lượng tái tạo và quan sát Hình 17.1 và cho biết: + Những dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo? + Năng lượng nào khi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường như tạo ra chất thải rắn, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu,... ? - Thảo luận nhóm 4 để giải thích: Vì sao cần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo? * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc hiểu kiến thức và trả lời câu hỏi trong sgk. - Thảo luận nhóm nêu các dạng năng lượng tái tạo và trả lời câu hỏi “Vì sao cần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo?” *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV huy động tinh thần xung phong 1. Năng lượng tái tạo * Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên. - Một số dạng năng lượng tái tạo: Năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông - Cần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, vì năng lượng tái tạo không gây phát thải khí nhà kính, giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.