Nội dung text HS - CHƯƠNG I.docx
BÀI TẬP PHÂN DẠNG VẬT LÍ 12 CHƯƠNG I. VẬT LÍ NHIỆT 1. DẠNG: CẤU TRÚC CỦA CHẤT Câu 1. Khối lượng của một phân tử khí hydrogen là bao nhiêu gam? Câu 2. Tỉ số khối lượng phân tử nước H 2 O và nguyên tử Carbon 12 là bao nhiêu? Câu 3. Hãy giải thích các đặc điểm sau đây của thể khí, thể rắn, thể lỏng a) Chất khi không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng b) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén. c) Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng. Câu 4. Số phân tử nước có trong 1 gam nước H 2 O là bao nhiêu? Câu 5. Thanh sắt được tạo thành từ các phân tử chuyển động không ngừng nhưng tại sao lại không bị tan rã thành các hạt riêng biệt? Câu 6. Ở điều kiện tiêu chuẩn 16 gam helium có thể tích là bao nhiêu? Câu 7. Dựa vào mô hình động học phân tử, hãy giải thích hiện tượng: Mở lọ nước hoa và đặt ở một góc trong phòng, một lúc sau, người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Câu 8. Khối lượng của một phân tử khí hydrogen là bao nhiêu gam? Câu 9. Bình kín đựng khí helium chứa 1,505.10 23 nguyên tử helium ở điều kiện 0°C và áp suất trong bình là l atm. Khối lượng He có trong bình là bao nhiêu gam? Câu 10. Hãy tìm các hiện tượng thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có lực đẩy, lực hút. Câu 11. Bình kín đựng khí helium chứa 1,505.10 23 nguyên tử helium ở đĩêu kiện 0°C và áp suất trong bình là l atm. Thể tích của bình đựng khí trên là bao nhiêu lít? Câu 12. Một bình kín chứa 3,01.10 23 phân tư khí hydrogen. Khối lượng khí hydrogen trong bình là bao nhiêu gam? Câu 13. Số phân tử 2CO hình thành khi cho 64 gam 2O phản ứng vừa đủ với carbon C là bao nhiêu? Câu 14. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng 1. Nguyên tử, phân tử của vật chất ở thể rắn a) chuyển động hỗ loạn 2. Nguyên tử, phân tử của vật ở thể lỏng b) dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố đinh. 3. Nguyên tử, phân tử của vật ở thể khí c) Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. 4. Tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất d) không có thể tích và hình dạng xác định.
Câu 8. Vẽ hình dạng đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian của nước qua các quá trình nóng chảy và hoá hơi khi được đun từ 010C đến 0100C và đun tiếp một khoảng thời gian. Câu 9. Đồ thị minh hoạ sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian khi nhận nhiệt và chuyển các thể được cho ở hình bên. Quan sát hình, xác định các quá trình biến đổi ứng với mỗi đoạn AB, BC, CD, DE. Câu 10. Người ta tích trũ oxygen 2O trong các bình kín có vỏ bằng kim loại chắc chắn. Các bình oxygen này có thể được sự dụng trong y tế hoặc trong công nghiệp. 36m oxygen ở điều kiện bình thường được nén dưới áp suất lớn để đưa vào trong một bình kín có dung tích chỉ 40 lít. a) Giải thích tại sao oxygen trong bình lại ở thể lỏng? b) Khi mở van để oxygen thoát ra để sử dụng thì chúng ta không phát hiện oxygen ở thể lỏng nữa mà chỉ thấy khí oxygen thoát ra. Sự hoá hơi đã xảy ra ở đâu? Câu 11. Vì sao bình nước sôi muốn để nguội nhanh thì cần mở nắp để hơi nước thoát ra? Câu 12. Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Hãy giải thích tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó? Câu 13. Rau xanh sau khi thu hoạch thường bị héo rất nhanh khi để ngoài nắng. Vì sao lại có hiện tượng trên? Làm thể nào để hạn chế điều này? Câu 14. Một người thợ sửa xe máy phát hiện một số bộ phận bằng nhựa của chiếc xe (như yếm xe, tấm ốp) bị nứt vỡ. Để hàn các bộ phận này, người đó đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt vỡ để gắn chúng lại với nhau, sau đó thực hiện một số biện pháp gia công làm tăng tính thẩm mỹ chỗ hàn. a) Tại sao các chỗ đã nứt lại gắn được với nhau bằng cách như trên. b) Phương pháp hàn nhiệt như trên có thể dùng để hàn cho các vật liệu khác như kim loại không? Vì sao?