PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỂ SỐ 2.docx

ĐỂ SỐ 2 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Trong câu chuyện, nhân vật “tôi” luôn ước mong được nhìn thấy con trâu đen trong truyền thuyết hiện lên trên khúc sông quê mình. Câu 2 (0,5 điểm). Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng qua các từ ngữ: cô đơn, xao xuyến, bồn chồn. Câu 3 (1,0 điểm). Câu văn “Đừng trách họ thế - Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát - Có ai yêu thương họ đâu... Họ đói mà ngu muội lắm…” thể hiện tấm lòng bao dung của người phụ nữ - chị Thắm - đối với những kẻ đang làm điều ác. Tấm lòng ấy xuất phát từ những trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc của chị về cuộc đời, về con người. Câu nói của chị phát ra từ một trái tim nhân hậu nên trong cảm nhận của nhân vật tôi, giọng nói mang âm sắc “ngân nga như hát”. Câu 4 (1,0 điểm). Dòng sông như dòng đời luôn trôi chảy, mang theo hết thảy những vui buồn. Nhưng có những điều vẫn luôn ở lại, ám ảnh, day dứt như khát khao kiếm tìm con trâu đen trong ký ức tuổi thơ. Câu 5 (1,0 điểm). Anh/Chị có thể trình bày ấn tượng riêng của mình về một phương diện giá trị được tiếp nhận từ văn bản Chảy đi sông ơi. Khi trình bày cần phân tích sự thể hiện giá trị mà anh/chị lựa chọn trong văn bản cùng những cảm nghĩ/bài học của cá nhân. Gợi ý: (1) Ấn tượng về hình ảnh một nông thôn Việt Nam dù đang dần thay đổi, phai nhạt dần các đặc trưng văn hóa làng xã nhưng vẫn luôn tiềm ẩn chất thơ và những giá trị vật chất và tinh thần tốt đẹp. (2) Ấn tượng về hình ảnh người phụ nữ nông thôn với vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhưng lại có số phận thật éo le. (3) Ấn tượng về những trang văn viết về nông thôn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, một nông thôn vừa gần gũi, chân thực vừa ma mị, ám ảnh với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. II. PHẦN VIẾT (6,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bức tranh quê qua những cảm nhận về một phiên chợ Tết. b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận: (1) Bức tranh quê ngày Tết mang những nét đặc trưng của quê hương Bắc Bộ: chợ họp theo phiên, không gian se lạnh những ngày giáp Tết, một số nét văn hóa còn gợi lại (nếm rượu tường đền, tiếng pháo đón xuân). (2) Bức tranh quê được gợi lên trong dòng tâm trạng của tác giả. Những từ ngữ, hình ảnh, âm thanh trong bài thơ cho thấy người nông dân xưa đang phải đối mặt với nỗi lo âu từng ngày lo miệng ăn, không còn biết đến niềm vui của Tết. Và một tiếng pháo đơn độc giữa không gian những ngày cuối năm càng khiến tăng thêm nỗi buồn man mác của bức tranh quê. (3) Qua việc tái hiện hình ảnh một phiên chợ quê ngày giáp Tết có thể thấy một tấm lòng yêu thương và gắn bó với cuộc sống của nhân dân, cảm thông với cuộc sống vất vả khó khăn của người dân, cũng là niềm mong mỏi người dân có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no hơn, đặc biệt là trong những ngày sắp Tết. c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và chia sẻ ngắn gọn cảm xúc của bản thân. Câu 2 (4,0 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Một trong những vấn đề cần thiết với con người, đó là sự chủ động tích cực trong việc lựa chọn lối đi, cách nghĩ,... riêng, mới mẻ, sáng tạo trong cuộc sống - Trong rừng có nhiều lối đi/ Và tôi chọn lối đi chưa có dấu chân người (Robert Frost). b. Thân bài b1. Giải thích: (1) Trong rừng có nhiều lối đi: cuộc sống có nhiều con đường, nhiều cách thức, nhiều lựa chọn để mỗi người có lựa chọn riêng cho cuộc tồn sinh và phát triển. (2) Lối đi không có

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.