PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN III.docx

PHẦN III. MỘT SỐ ĐỀ TỔNG HỢP ĐỀ 1: ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT PHẦN I (5 điểm) Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. 1. Chép chính xác những câu thơ nói về lòng hiếu thảo của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích ( theo Ngữ văn 9, tập một). 2. Từ những câu thơ vừa chép, hãy trình bày cảm nhận của em về lòng hiếu thảo của nàng Kiều bằng một đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 10 câu. Chú thích rõ một lời dẫn trực tiếp và một từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn ấy. PHẦN II (4 điểm) Hãy đọc đoạn truyện sau: Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn cứ ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi: “ Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập một) 1. Xét theo phương châm hội thoại, bé Thu trong đoạn truyện trên đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? Vì sao bé lại vi phạm phương châm ấy? Qua đó, hãy nhận xét về tính cách của bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả. 2. Tác phẩm viết về tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh nhưng Nguyễn Quang Sáng lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Chiếc lược ngà. Hãy giải thích ý nghĩa của nhan đề tác phẩm.
PHẦN III (1 điểm) Tấm lòng của nàng Kiều với cha mẹ và tình cảm của bé Thu đối với người cha đều nằm trong mạch nguồn thiêng liêng của tình cảm gia đình. Hãy chép một bài ca dao có cùng chủ đề. GỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ 1 PHẦN I 1. Chép chính xác 4 câu thơ đúng chủ đề. 2. Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Về hình thức: Có câu mở đoạn, kết đoạn; Dung lượng khoảng 9-11 câu; có chú thích rõ dưới đoạn văn: sử dụng một lời dẫn trực tiếp; một từ Hán Việt. - Về nội dung: Lòng hiếu thảo của nàng Kiều qua 4 câu thơ. ( Thành ngữ và điển có đều diễn tả tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của nàng Kiều. Câu thơ “Sân Lai cách mấy nắng mưa” vừa gợi không giang đằng đẵng, vừa gợi sự cách trở, vừa thể hiện thời gian tâm lý đã chứng tỏ Kiều luôn day dứt vì trách nhiệm làm con chưa tròn). PHẦN II 1. Bé Thu đã vi phạm phương châm lịch sự. Từ đáy lòng, Thu biết mình chỉ có một người ba duy nhất là người trong ảnh chụp chung với má, người đó không có “vết thẹo” trên mặt. Bây giờ gặp một người không giống bức ảnh mà cứ bị ép gọi là “ba”, không còn cách nào khác Thu “đánh” phải nói trống không. Thu là cô bé có các tính cứng cỏi, mạnh mẽ đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng vẫn là một cô bé hồn nhiên, ngây thơ và vô cùng yêu ba. Tác giả thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, am hiểu tâm lý trẻ thơ và yêu mến, trân trọng tình cảm cha con sâu nặng. 2. Chủ đề của truyện ngắn là tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Nhắc tới chiếc lược ngà là nhắc tới câu chuyện về cha con ông Sáu. Nó trở thành biểu tượng của tình phụ tử.
Nó gợi cho người đọc suy nghĩ thấm thía về nỗi đau, mất mát, những tình cảnh éo le mà chiến tranh gây ra. PHẦN III Chép một bài ca dao có cùng chủ đề ( Công cha như núi Thái Sơn …) PHẦN III. MỘT SỐ ĐỀ TỔNG HỢP ĐỀ 2: ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT PHẦN I (6 điểm) Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai đã trò chuyện với con: … Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? (Kim Lân, Làng , Ngữ văn 9, tập một) 1. Kể tóm tắt từ sau chi tiết trên đến hết truyện. 2. Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến. Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn tóm tắt trên, hãy triển khai thành một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép ( chân chú thích rõ) 3. Đọc truyện ngắn Làng, có bạn còn băn khoăn về nét tính cách hay khoe khoang của nhân vật ông Hai. Nếu em là nhà văn Kim Lân, em sẽ giải thích gì với bạn đọc đó? PHẦN II (4 điểm) Mùa xuân vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thơ. Nguyễn Du từng viết: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều, Ngữ văn 9, tập một) Nhà thơ Thanh Hải cũng thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc ( Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai) 1. Cách miêu tả cảnh của hai tác giả có gì giống nhau? Sự giống nhau ấy đem đến cho em những cảm nhận gì về mùa xuân? 2. Xét trong cả bài thơ, hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải còn mang nét riêng gì độc đáo?
GỢI Ý LÀM BÀI ĐỀ 2 PHẦN I 1. Đảm bảo hai sự việc chính: Ông Hai tâm sự với con; ông Hai đi khoe khi tin về làng được cải chính. 2. Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Về hình thức: Câu chủ đề phải chép lại chính xác, đứng cuối đoạn qui nạp hoặc đoạn tổng – phân – hợp, dung lượng khoảng 10 câu; có sử dụng lời dẫn trực triếp và một câu ghép( phải gạch chân chú thích rõ). - Về nội dung: Trình bày được các ý cơ bản sau: + Tác giả đặt ông Hai vào một tình huống gay cấn, một cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Đoạn văn diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai. Ông muốn con ghi nhớ: dù làng có theo Việt gian thì đó vẫn là “quê cha đất tổ”, không trở về làng nhưng không được quên nguồn cội. Ông hỏi đứa con ủng hộ ai để nó nói hộ tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Những lời đối thoại thật mộc mạc đã khẳng định tình cảm ấy là sâu nặng bền vững và thiêng liêng. + Như vậy, nét mới: yêu làng gắn với lòng yêu cách mạng, yêu lãnh tụ, và khi cần thì đặt tình yêu nước lên trên tất cả. 3. Giải thích nét tính cách hay khoe của nhân vật ông Hai: - Đây là cách làm nhân vật trở nên đời thường, tạo nên tính chân thực và sức thuyết phục của hình tượng. Ông khoe cái gì? Cách khoe như thế nào? Tính cách hay khoe được đẩy vào tình huống thử thách khi tin đồn làng ông theo giặc. Kim Lân đã thể hiện một nét bút già dặn về nghệ thuật xây dựng nhân vật và tạo tình huống khi tô đậm nét tính cách hay khoe của ông Hai. PHẦN II

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.