PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHA-2017-197074.pdf

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội - 2017 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHĂN NUÔI LỢN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH HÀ TĨNH Nguyễn Viết Đức 2017 | PDF | 110 Pages [email protected]
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi là ngành giữ vị trí quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Chăn nuôi đảm bảo vai trò cung cấp thực phẩm có chất lƣợng cao nhƣ thịt, trứng, sữa,... cho con ngƣời, nguồn sức kéo, phân bón hữu cơ sản xuất, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải tiện đời sống cho hàng triện hộ nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ở nƣớc ta mà cả ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, chăn nuôi lợn chiếm trên 60% tổng đàn gia súc nuôi các loại và cung cấp trên 75% sản lƣợng thịt hơi cho nhu cầu thực phẩm thịt của ngƣời dân. Tuy vậy, chăn nuôi lợn Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong điều kiện hội nhập quốc tế. Do đó, việc ngoài yếu tố về con giống, kỹ thuật cần phải đẩy mạnh cơ cấu lại phƣơng thức nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng, phát huy lợi thế sinh thái từng vùng, miền trên cơ sở định hƣớng chính sách làm điểm tựa vững chắc cho chăn nuôi lợn phát triển bền vững. Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó có ngành chăn nuôi: Diện tích đất nông nghiệp 461.883 ha, chiếm 77% diện tích đất tự nhiên; cƣ dân nông thôn chiếm 85%; lao động trong nông nghiệp chiếm 62%; tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 52% trong cơ cấu giá trị nội ngành nông nghiệp. Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn là nghề sản xuất truyền thống, giữ vai trò vị trí quan trọng nhất, chiếm khoảng 69% tổng khối lƣợng thịt hơi các loại. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cùng với khu vực công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, lĩnh vực nông nghiệp là một trong 3 trụ cột của sự phát triển thịnh vƣợng về kinh tế. Với quan điểm phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống cho cƣ dân nông thôn đƣợc xác định là nội dung cốt lõi trong thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
2 Những năm qua, để đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh đã ban hành và thực hiện các Chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi lợn là ngành hàng có vai trò, vị trí quan trọng và có chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn đƣợc đẩy mạnh. Đã đƣợc UBND tỉnh xác định là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định lợn là một trong 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp quốc gia. Từ năm 2014 lại nay, sản xuất chăn nuôi lợn đã có bƣớc phát triển nhanh cả về tổng đàn, chất lƣợng đàn, hình thức sản xuất có đầu có sự chuyển dịch mạnh hƣớng bền vững hơn. Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn bộ lộ một số hạn chế cả trong giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách và công tác chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát đánh giá sự thực hiện, chƣa xây dựng kế hoạch tổng thể về hỗ trợ thực hiện chính sách, một số chƣa tách thành kế hoạch riêng mà chỉ lồng ghép vào trong nội dung quy hoạch; công tác tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn triển khai chƣa đƣợc kịp thời, một số nội dung chính sách chƣa đi vào thực tiễn hoặc đi vào thực tiễn còn chậm, hiệu quả chƣa cao; sản xuất nông hộ, nhỏ lẻ, truyền thống, nuôi trong các khu vực dân cƣ vẫn còn lớn; sự phối hợp giữa các cơ quan trong thực thi chính sách chƣa chặt chẽ; việc thẩm định, nghiệm thu chính sách chậm; phát triển chăn nuôi ngoài quy hoạch, việc giám sát, đánh giá chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên,... Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn, phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, góp phần đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thì việc nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, bản thân lựa chọn Đề tài “Tổ chức thực hiện Chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp chƣơng trình Thạc sỹ.
3 2. Tổng quan nghiên cứu Ở Việt Nam, cùng với quá trình mở cửa, đổi mới phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến chăn nuôi lợn, nhƣng chủ yếu tập trung là các đề tài về nghiên cứu ảnh yếu tố sinh học, sinh trƣởng, quy trình kỹ thuật, biện pháp dịch tể học, đánh giá hiện trạng, giải pháp phát triển sản xuất, trong đó có một số nghiên cứu đánh chú ý nhƣ: Đề tài Đánh giá giá trị dinh dƣỡng của một số nguyên liệu dùng trong chăn nuôi lợn của Đào Thị Phƣơng (2011), Đại Học Nông nghiệp Hà Nội; với mục đích nghiên cứu các thành phần hóa học, chỉ số, chỉ tiêu dinh dƣỡng cơ bản trong thức ăn chăn nuôi, từ đó tính toán giá trị dinh dƣỡng của một số nguyên liệu nhằm giúp ngƣời sản xuất biết, sử dụng các loại thức ăn trong chăn nuôi lợn. Đề tài Đánh giá năng suất sinh sản của các dòng lợn nái cụ kỵ và ông bà tại công ty lợn giống hạt nhân DABACO của Đỗ Thị Huế (2011), Đại học Nông nghiệp Hà Nội; với mục đích nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh sản của các dòng lợn nái (giống lợn Yorkshire, Ducroc,...) để hoàn thiện quy trình chăn nuôi, nâng cao năng suất sinh sản cho đàn giống lợn của Công ty DABACO. Đề tài Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn bằng phƣơng pháp kết hợp sinh học của Nguyễn Quang Nam (2015), Đại Học Khoa học tự nhiên, với mục đích phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn bằng phƣơng pháp hóa lý, xử lý sinh học từ đó đề xuất dây chuyền công nghệ, quy chuẩn kỹ thuật về xử lý nƣớc thải trong chăn nuôi lợn. Đề tài Nghiên cứu khả năng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt hƣớng tập trung tại vùng tây Phƣờng Thƣờng Tín thành phố Hà Nội của Uông Thị Phƣơng (2009), Đại học Nông nghiệp Hà Nội; với mục đích đi sâu nghiên cứu các mô hình chăn nuôi lợn thịt tập trung, phân tích, đánh giá các yếu tố, tiềm năng và đề xuất các giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn thịt tập trung, quy mô lớn. Đề tài Giải pháp Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn tỉnh Hà Dƣơng của Tạ Việt Hoàng (2013), Đại Học Nông nghiệp Hà Nội, với

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.