PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bai 29 - Mot so tinh chat va ung dung cua phuc chat.pdf

BÀI 29: MỘT SỐ TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA PHỨC CHẤT  CÂU HỎI BÀI HỌC Câu 1. [KNTT- SGK]. Có 3 lọ hóa chất, mỗi lọ đựng dung dịch của một trong các phức chất sau : [Ag(NH3)2] + , [Cu(H2O)6] 2+, [Cu(NH3)4(H2O)2] 2+. Hãy nhận biết phức chất có trong mỗi lọ dựa vào màu sắc đặc trưng của chúng. Hướng dẫn giải Dựa vào màu sắc ta nhận ta được phức [Ag(NH3)2] + trong suốt, phức [Cu(H2O)6] 2+ có màu xanh, phức [Cu(NH3)4(H2O)2] 2+ có màu xanh lam. Câu 2. [KNTT- SGK] CuSO4 khan màu trắng, khi hòa tan trong nước, các phân tử nước liên kết với ion Cu2+ tạo phức chất aqua [Cu(H2O)6] 2+. Hãy cho biết dấu hiệu nào chứng tỏ phức chất aqua đã tạo thành. Hướng dẫn giải CuSO4 khan màu trắng, khi hòa tan trong nước, các phân tử nước liên kết với ion Cu2+ tạo phức chất aqua [Cu(H2O)6] 2+ . Dấu hiệu chứng tỏ phức aqua đã tạo thành là dung dịch có màu xanh. Câu 3. [KNTT- SGK] a) Trong dung dịch, ion Co2+ tạo thành phức chất aqua có dạng hình học bát diện. Hãy viết CTHH của phức chất. b) Khi cho một lượng dư NH3 vào dung dịch muối CoCl2, thấy màu sắc của dung dịch bị thay đổi. Hiện tượng xảy ra là do toàn bộ các phối tử H2O trong phức chất qua đã bị thay thế bởi các phối tử NH3, tạo thành phức chất mới có dạng bát diện. Viết phương trình hóa học của phản ứng thế phối tử đã xảy ra. Hướng dẫn giải a) Trong dung dịch, ion Co2+ tạo thành phức chất aqua có dạng hình học bát diện có công thức hóa học: [Co(H2O)6] 2+ . b) Khi cho một lượng dư NH3 vào dung dịch muối CoCl2, thấy màu sắc của dung dịch bị thay đổi. Hiện tượng xảy ra là do toàn bộ các phối tử H2O trong phức chất qua đã bị thay thế bởi các phối tử NH3, tạo thành phức chất mới có dạng bát diện. PTHH: [Co(H2O)6] 2+(ap) + 6NH3(aq)  [Co(NH3)6] 2+(aq) + 6H2O(l) Câu 4. [KNTT- SGK] Hãy cho biết dạng hình học, nguyên tử trung tâm và các phối tử có trong phức chất cisplatin. Hướng dẫn giải Phức chất cisplatin có dạng tứ diện vuông phẳng, nguyên tử trung tâm là Pt, phối tử là NH3 và Cl BIÊN SOẠN CÂU HỎI ĐÚNG – SAI YÊU CẦU 1. Soạn TỐI THIỂU 10 câu hỏi ĐÚNG – SAI bao phủ toàn bộ nội dung bài học (ít nhất 3 câu có hình ảnh, sơ đồ, thực tế) 2. Trong 4 phát biểu có ít nhất 2 mức độ trong ba mức độ (BIẾT – HIỂU – VẬN DỤNG) 3. Phát biểu đúng gạch chân, giải thích chi tiết từng đáp án. Câu 1. Thuốc thử Tollens là phức chất được sử dụng rộng rãi trong hóa học hữu cơ. a. Thuốc thử Tollens chứa hợp chất có công thức là [Ag(NH3)2]OH. b. Dùng thuốc thử Tollens không thể phân biệt được aldehyde và ketone. c. Thuốc thử Tollens có khả năng tham gia phả ứng tráng bạc với ketone. d. Thuốc thử Tollens có phối tử là Ag. Hướng dẫn giải a. Đúng.
b. Sai vì dùng thuốc thử Tollens có thể phân biệt được aldehyde và ketone do nó có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với aldehyde. c. Sai vì thuốc thử Tollens không có khả năng tham gia phả ứng tráng bạc với ketone. d. Sai vì phối tử là các phân tử NH3. Câu 2. Nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4 loãng. a. Dung dịch từ màu xanh chuyển sang màu vàng. b. Phức chất [Cu(H2O)4] 2+ được tạo thành. c. Các phối tử H2O trong phức chất [Cu(H2O)4] 2+ đã bị thay thế bởi phối tử SO4 2- . d. Phức chất tạo thành có dạng bát diện. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì phức chất tạo thành là [CuCl4] 2- . c. Sai vì các phối tử H2O trong phức chất [Cu(H2O)4] 2+ đã bị thay thế bởi phối tử Cl- . d. Sai vì phức chất tạo thành có dạng vuông phẳng. Câu 3. Thí nghiệm : Sự tạo thành phức chất của Cu2+ Chuẩn bị : Hóa chất : dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch NH3 10%, dung dịch HCl đặc. Dụng cụ : ống nghiệm Tiến hành : - Cho khoảng 1mL dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm (1). Cho tiếp 3 giọt dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 10% vào ống nghiệm, vừa nhỏ vừa lắc đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn. - Cho khoảng 1 mL dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm (2). Nhỏ từ từ dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, vừa nhỏ vừa lắc đều đến khi dung dịch chuyển màu hoàn toàn. a. Ở ống nghiệm (1) ban đầu xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa tan dần tạo thành phức chất có màu xanh lam. b. Ở ống nghiệm (1 ) phức chất tạo thành là [Cu(H2O)6](OH)2. c. Ở ống nghiêm (2) dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh. d. Ở ống nghiệm (2) xảy ra phản ứng tạo phức có PTHH là [Cu(H2O)6] 2+(aq) + 6Cl- (aq)  [CuCl6] 2- (ap) + H2O(l) Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì phức chất tạo thành là [Cu(NH3)4](OH)2 c. Sai vì dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu vàng. d. Sai vì PTHH là [Cu(H2O)6] 2+(aq) + 4Cl- (aq)  [CuCl4] 2- (ap) + H2O(l) Câu 4. Nhỏ vài giọt dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa AgCl thu được phức chất X. a. Phức chất X có công thức là [Ag(NH3)2] + . b. Dấu hiệu chứng tỏ phức chất X được tạo thành là có sự xuất hiện kết tủa. c. Phức chất X có nguyên tử trung tâm là NH3. d. Phức chất X không mang điện tích và tan tốt trong nước Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì dấu hiệu chứng tỏ phức chất X được tạo thành là có sự hòa tan kết tủa AgCl. c. Sai vì phức chất X có nguyên tử trung tâm là Ag. d. Sai vì phức chất X mang điện tích và tan tốt trong nước. Câu 5. X là phức chất aqua của ion Co2+ có dạng hình học bát diện. a. Phức chất X có màu hồng đỏ. b. X có công thức là [Co(H2O)4] 2+ . c. Liên kết giữa phối tử H2O và nguyên tử trung tâm Co2+ là liên kết cộng hóa trị.
d. Không thể phân biệt hai phức chất [Co(H2O)6] 2+ và [Co(NH3)6] 2+ vì hai phức chất này đều có cùng nguyên tử trung tâm. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì X có dạng hình học bát diện nên có công thức là [Co(H2O)6] 2+ . c. Sai vì liên kết giữa phối tử H2O và nguyên tử trung tâm Co2+ là liên kết cho – nhận. d. Sai vì có thể phân biệt hai phức chất [Co(H2O)6] 2+ và [Co(NH3)6] 2+ dựa vào màu sắc khác nhau của chúng. Câu 6. Phức chất có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như y học, dược học, hóa học. a. Phức chất cisplatin được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày. b. Phức chất của Co3+ cấu tạo nên vitamin B12 có vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất DNA. c. Phức chất [Ag(NH3)2] + dùng để phân biệt aldehyde và ketone. d. Phức chất [Cu(NH3)4(OH2)2] 2+ dùng để xác định sự có mặt hàm lượng cation Cu2+ trong dung dịch. Hướng dẫn giải a. Sai vì phức chất cisplatin được dùng làm thuốc chữa bệnh ung thư . b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. Câu 7. Xét phản ứng: [PtCl4] 2- + 2NH3  [PtCl2(NH3)2] + 2Cl- . a. Trong phản ứng trên có 1 phối tử Cl- trong phức chất [PtCl4] 2- đã bị thay thế bởi phối tử NH3. b. Phức chất [PtCl2(NH3)2] kém bền hơn phức chất [PtCl4] 2- . c. Phức chất [PtCl2(NH3)2] có dạng bát diện. d. Phức chất [PtCl4] 2- có nguyên tử trung tâm là Pt và số liên kết phối trí là 4. Hướng dẫn giải a. Sai vì có 2 phối tử Cl- trong phức chất [PtCl4] 2- đã bị thay thế bởi phối tử NH3. b. Sai vì phức chất [PtCl2(NH3)2] bền hơn phức chất [PtCl4] 2- . c. Sai vì phức chất [PtCl2(NH3)2] có dạng vông phẳng. d. Đúng. Câu 8. Phức chất [Cu(NH3)4(OH2)]2+ có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất như dùng để sản xuất tơ nhân tạo, in vải, thuốc trừ sâu... a. Phức chất trên có màu xanh lam đặc trưng. b. Dạng hình học của phức chất trên là dạng vuông phẳng. c. Phức chất trên dùng để nhận biết sự có mặt của ion Cu2+ . d. Phức chất [Pt(NH3)4] 2+ có dạng hình học khác với phức chất trên. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai vì cả hao phức đều có cùng dạng hình học . Câu 9. Cho một phức chất có công thức [Fe(OH2)6](NO3)3.3H2O – là chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. a. Trong phức chất trên, số phối tử bằng 9. b. Phức chất trên có dạng hình học tứ diện. c. Có thể dùng dung dịch NaOH để nhận biết sự có mặt của phức chất trên. d. Phức chất trên và [Co(NH3)6] 3+ có cùng dạng hình học. Hướng dẫn giải a. Sai vì số phối tử bằng 6. b. Sai vì phức hình bát diện.
c. Đúng. d. Đúng. Câu 10. Phức chất [Cu(NH3)4](OH)2 (X) là một chất có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. a. Chất X được tạo thành khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào Cu(OH)2. b. Phức chất X có dạng hình tứ diện. c. Số phối tử trong X bằng 6. d. X là 1 phức chất có tính base mạnh. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì dạng hình học vuông phẳng. c. Sai vì số phối tử bằng 4. d. Đúng. Vì ion OH- nằm ở cầu ngoại, nghĩa là liên kết dưới dạng ion, dễ tan trong nước. Nên tính base mạnh. CÂU HỎI TRONG SÁCH BÀI TẬP Câu 11. [KNTT - SBT] Phức chất nào sau đây của Cu2+ có màu vàng? A. [Cu(H2O)6] 2+. B. [CuCl4] 2-. C. [Cu(NH3)4(H2O)2]. D. [Cu(OH)2(H2O)4] Hướng dẫn giải Đa: B Câu 12. [KNTT - SBT] Hai ống nghiệm (1) và (2) đều chứa phức chất của Cu2+ . Ống nghiệm (1) có màu xanh lam, ống nghiệm (2) có màu xanh nhạt, ống nghiệm (1) và (2) lần lượt chứa phức chất là A. [Cu(H2O)6] 2+ và [Cu(NH3)4(H2O)2] B. [Cu(H2O)6] 2+ và [CuCl4] 2 . C. [CuCl4] 2 - và [Cu(NH3)4(H2O)2]. D. [Cu(NH3)4(H2O)2] và [Cu(H2O)6] 2+ Hướng dẫn giải Đa: D Câu 13. [KNTT - SBT] Nhỏ vài giọt dung dịch HC1 đặc vào dung dịch CuSO4 tạo thành phức chất [CuCl4] 2- . Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ phức chất [CuCl4] 2- tạo thành? A. Hoà tan kết tủa. B. Đổi màu dung dịch từ màu xanh sang màu vàng. C. Xuất hiện kết tủa. D. Đổi màu dung dịch từ màu xanh lam sang màu vàng. Hướng dẫn giải Đa: B Câu 14. [KNTT - SBT] Cho lượng dư dung dịch NH3 tác dụng với AgCl. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Kết tủa trắng tan dần, phức chất [Ag(NH3)2]+ không màu được tạo thành. B. Không có hiện tượng gì xảy ra. C. Kết tủa trắng tan dần, phức chất [Ag(NH3)2] + màu xanh được tạo thành. D. Kết tủa trắng tan dần, phức chất [Ag(NH3)2] + không màu được tạo thành. Hướng dẫn giải Đa: A. Câu 15. [KNTT - SBT] Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH loãng vào dung dịch CuSO4 tạo thành phức chất [Cu(OH)2(H2O)4]. Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ phức chất [Cu(OH)2(H2O)4] tạo thành? A. Xuất hiện kết tủa màu xanh lam. B. Hoà tan kết tủa. C. Dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu vàng. D. Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt. Hướng dẫn giải

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.