Nội dung text PHẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI.pdf
a. Sai vì phức chất [Cu(H2O)6] 2+có màu xanh, phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2]. b. Sai vì phức chất [Cu(H2O)6] 2+ có màu xanh, phức chất [Co(H2O)6] 2+ có màu đỏ. c. Sai vì màu sắc của phức chất phụ thuộc vào bản chất của nguyên tử trung tâm và phối tử. d. Đúng Câu 6. Có 4 lọ hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch của một trong các phức chất sau: [Ag(NH3)2], [CuCl4] 2– , [Fe(H2O)6] 2+, [Cu(NH3)4(H2O)2] 2+ . a. Lọ không có màu đựng phức chất [Ag(NH3)2] + . b. Lọ có màu da cam đựng phức chất [Fe(H2O)6] 2+ . c. Lọ có màu xanh lam đựng phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2] 2+ . d. Lọ có màu xanh nhạt đựng phức chất [CuCl4] 2– . a. Đúng b. Sai vì phức chất [Fe(H2O)6] 2+ có màu lục nhạt. c. Đúng d. Sai vì phức chất [CuCl4] 2– có màu vàng. Câu 7. Cho các hoá chất sau: HCl đặc; NH3 10%; CuSO4 khan; nước. a. Có thể điều chế được phức chất [Cu(H2O)6] 2+ bằng cách hoà tan CuSO4 khan vào nước. b. Hoà tan CuSO4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với HCl đặc thu được phức chất [CuCl4] 2– có dạng hình học bát diện. c. Không thể điều chế được phức chất [Cu(OH)2(H2O)4]. d. Hoà CuSO4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH3 10%, thu được phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2] có dạng hình học bát diện. a. Đúng b. Sai vì phức chất [CuCl4] 2– có 4 phối tử nên không phải là dạng hình học bát diện. c. Sai vì có thể điều chế được phức chất [Cu(OH)2(H2O)4]. d. Đúng Câu 8. Thực hiện thí nghiệm cho dung dịch NH3 vào ống nghiệm đựng bột Ni(OH)2 màu xanh lá cây đến dư, thu được phức chất bát diện chỉ chứa phối tử NH3 có màu xanh dương. a. Phức chất [Ni(NH3)6] 2+ được tạo thành. b. Dấu hiệu nhận biết phức chất tạo thành là kết tủa màu xanh lá cây bị tan ra. c. Phức chất thu được chứa bốn phối tử NH3. d. Phức chất thu được có nguyên tử trung tâm là Ni2+ . a. Đúng b. Đúng c. Sai vì phức chất thu được chứa sáu phối tử NH3. d. Đúng. Câu 9. Cho CuSO4 khan không màu vào nước được dung dịch phức chất A màu xanh. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đặc vào dung dịch A, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa phức chất B màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch phức chất C màu xanh lam. a. Phức chất A là [Cu(H2O)6] 2+ . b. Phức chất B là [Cu(NH3)4(H2O)2] 2+ . c. Phức chất C là [Cu(OH)2(H2O)4]. d. Dấu hiệu nhận biết sự tạo thành phức chất C là: hoà tan kết tủa và đổi màu dung dịch. a. Đúng b. Sai vì phức chất B là [Cu(OH)2(H2O)4]. c. Sai vì phức chất C là [Cu(NH3)4(H2O)2] 2+ . d. Đúng.