Nội dung text (TỜ 2.2) HÓA 12-CHƯƠNG 4-POLYMER-ĐỀ LUYỆN TẬP POLYMER SỐ 02-ĐỀ.pdf
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề Polymer 1 ĐỀ LUYỆN TẬP HÓA HỌC LỚP 12 Chủ đề: POLYMER (Số 02) Cho biết: nguyên tử khối của H = 1; C = 12; N=14; O = 16, Na= 23; S=32; Cl=35,5; K= 39; Br=80. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Từ monomer nào sau đây có thể điều chế được poly(vinyl alcohol)? A. CH2=CH-COOCH3. B. CH2=CH-OCOCH3. C. CH2=CH-COOC2H5. D. CH2=CH-CH2-OH. Câu 2: Phân tử polymer nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H? A. Poly(vinyl chloride). B. Polyacrylonitrile. C. Poly(vinyl acetate). D. Polyethylene. Câu 3: Phân tử polymer nào sau đây có chứa nitrogen? A. Polyethylene. B. Poly(vinyl chloride). C. Poly(methyl methacrylate). D. Polyacrylonitrile. Câu 4: Poly(vinyl chloride) được điều chế trực tiếp từ monomer nào sau đây? A. CH2=CH-CN. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=CH-Cl. Câu 5: Một polymer Y có cấu tạo mạch như sau: ...−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−... Công thức một mắt xích trên polymer Y là A. −CH2−CH2−CH2−. B. −CH2−CH2−CH2−CH2−. C. −CH2−. D. −CH2−CH2−. Câu 6: Polymer nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. Amylose. B. Cellulose. C. Amylopectin. D. Polyethylene. Câu 7: Polymer dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CHCOOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. Câu 8: Polystyrene (PS) là chất nhiệt dẻo thường được sử dụng để sản xuất đồ nhựa như li, chén dùng một lần hoặc hộp đựng thức ăn mang về tại các cửa hàng. Ở khoảng trên 80 °C, PS bị biến đổi trở nên mềm, dính. Do vậy, nên tránh hâm nóng thực phẩm chứa trong các loại hộp này. Monomer được dùng để điều chế PS là A. C6H5CH=CH2. B. CH2=CHCH=CH2. C. CH2=CH2. D. CH2=CHCH3. Câu 9: Nhựa poly(phenol formaldehyde) được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch A. CH3COOH trong môi trường acid. B. CH3CHO trong môi trường acid. C. HCOOH trong môi trường acid. D. HCHO trong môi trường acid. Câu 10: Tơ polyamide là những polymer tổng hợp có nhiều nhóm A. amide −CO−NH− trong phân tử. B. −CO− trong phân tử. C. −NH− trong phân tử. D. −CH(CN)− trong phân tử. Câu 11: Sợi visco thuộc loại A. polymer trùng ngưng. B. polymer bán tổng hợp. C. polymer thiên nhiên. D. polymer tổng hợp. Câu 12: Cao su buna-N được tổng hợp bằng cách trùng hợp buta-1,3-diene với chất nào sau đây?
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề Polymer 2 A. Isoprene. B. Sodium. C. Acrylonitrile. D. Styrene. Câu 13: Loại cao su nào dưới đây là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp? A. Cao su chloroprene. B. Cao su isoprene. C. Cao su buna. D. Cao su buna-N. Câu 14: Cho các polymer: poly(vinyl chloride), cellulose, polycaproamide, polystyrene, cellulose triacetate, nylon-6,6. Số polymer tổng hợp là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Trong các polymer sau: (1) poly(methyl methacrylate); (2) polystyrene; (3) nylon-7; (4) poly(ethylene terephthalate); (5) nylon-6,6; (6) poly(vinyl acetate), các polymer là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (5). D. (3), (4), (5). Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về vật liệu polymer? A. Tơ là vật liệu được tạo thành từ polypeptide, nên không bền đối với acid hoặc base. B. Cao su là vật liệu polymer thiên nhiên có tính đàn hồi. C. Keo dán có tác dụng gắn bề mặt 2 vật liệu rắn, nhưng không làm thay đổi tính chất của các vật liệu đó. D. Chất dẻo là vật liệu polymer có tính dẻo, trong đó phổ biến là PE, PP, PS,... Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Poly(methyl methacrylate) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ. B. Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên. C. Lực base của aniline yếu hơn lực base của methylamine. D. Chất béo còn được gọi là triglyceride. Câu 18: Cho các phát biểu sau: (a) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amine gây ra. (b) Glucose bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. (c) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân. (d) Nhỏ vài giọt nước bromine vào dung dịch phenol (C6H5OH) xuất hiện kết tủa trắng. (e) Đồng trùng hợp buta-1,3-diene với acrylonitrile (xúc tác Na) thu được cao su buna-N. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Tơ nylon-6,6 được điều chế từ adipic acid và hexamethylenediamine. Tơ nylon-6,6 có tính dai, mềm mại, óng mượt. Tơ này dùng để dệt vải, làm dây cáp, dây dù, võng, đan lưới. a. Nylon-6,6 thuộc loại tơ polyamide. b. Tơ nylon-6,6 được điều chế từ adipic acid và hexamethylenediamine bằng phản ứng trùng ngưng. c. Hexamethylenediamine thuộc loại amine bậc một. d. Nylon-6,6 bền trong môi trường acid và base. Câu 2: Kevlar là một loại sợi tổng hợp có độ bền rất cao. Loại vật liệu này được dùng để sản xuất áo chống đạn và mũ bảo hiểm cho quân đội. Kevlar được điều chế từ hai chất sau:
Pham Van Trong Education Đề ôn tập chủ đề Polymer 3 a. Kevlar thuộc loại polyamide. b. 1,4-diaminebenzene thuộc loại arylamine. c. Phản ứng tổng hợp kevlar từ terephthalic acid và 1,4-diaminebenzene thuộc loại phản ứng trùng ngưng. d. 1 mol terephthalic acid phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư sinh ra tối đa 1 mol CO2. Câu 3: Vật liệu polymer đã và đang được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh cực. Với những ưu điểm vượt trội về tính chất, độ bền,... Vật liệu polymer được ứng dụng rộng rãi trong đời sống làm vật liệu cách điện và đặc biệt là vật liệu xây dựng mới như: sơn chống thấm, bê tông siêu nhẹ, gỗ công nghiệp,... Các polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. a. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại phản ứng điều chế polymer là: phản ứng trùng ngưng có tạo ra các phân tử nhỏ, còn trùng hợp thì không tạo ra phân tử nhỏ. b. Trùng hợp buta-1,3-diene thu được polymer có cấu trúc tương tự cao su tự nhiên. c. Poly(vinyl acetate) (PVA) được dùng chế tạo sơn, keo dán. Monomer dùng để trùng hợp tạo PVA là CH2=CHCOOCH3. d. Nylon-6,6 được sử dụng phổ biến trong ngành dệt may và được điều chế từ phản ứng trùng ngưng. Câu 4: Cao su isoprene được tổng hợp từ isoprene. Polyisoprene tổng hợp được sử dụng chủ yếu để sản xuất lốp xe, các sản phẩm cao su, giày dép. a. Cao su isoprene được tổng hợp từ isoprene bằng phản ứng đồng trùng hợp. b. Cao su isoprene và cao su thiên nhiên là một loại polymer có chứa các mắt xích isoprene. c. 1 mol isoprene phản ứng tối đa được với 2 mol Br2 (trong CCl4). d. Tên thay thế của isoprene là: 2-methylbuta-1,3-diene. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho các polymer sau: polyethylene, poly(methyl methacrylate), poly(vinyl chloride), polyacrylonitrile. Số polymer điều chế được bằng phản ứng trùng hợp là bao nhiêu? Câu 2: Cho các polymer: poly(hexamethylene adipamide); amylose; capron; cellulose. Số polymer bị thuỷ phân trong môi trường acid là bao nhiêu? Câu 3: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, cellulose acetate, visco, nylon-6,6? Câu 4: Phân tử khối của một đoạn mạch tơ nylon-6,6 là 56 500. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nylon-6,6 nêu trên là bao nhiêu? Câu 5: Chlorine hoá PVC thu được một polymer chứa 63,96% chlorine về khối lượng, trung bình 1 phân tử chlorine phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là bao nhiêu? Câu 6: Tiến hành lưu hoá cao su thiên nhiên theo tỉ lệ khối lượng giữa polyisoprenee và sulfur (S) tương ứng là 97: 3. Giả thiết sulfur (S) thế cho hydrogen (H) trong polymer và cứ k mắt xích có một cầu nối –S– S–. Giá trị của k là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến phần nguyên).