PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN HÔ HẤP ĐV.docx

PHẦN CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN, ĐIỀN KHUYẾT VÀ NỐI Câu 1. Cho các loài động vật: tôm, rùa, cua, lươn, chim, cá sấu và chai. Có bao nhiêu loài động vật có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang? Đáp án là: 4 (tôm, cua, lươn và chai) Câu 2. Cho các loài động vật: ruột khoang, ruồi, giun tròn, lưỡng cư và cá. Có bao nhiêu loài động vật trao đổi khí qua bề mặt cơ thể? Đáp án là: 3 (ruột khoang, giun tròn và lưỡng cư) Câu 3. Cho các loài động vật: ruột khoang, ruồi, bọ ngựa, mèo, tôm, mối và bươm bướm. Có bao nhiêu loài động vật trao đổi khí qua ống khí? Đáp án là: 4 (ruồi, bọ ngựa, mối và bươm bướm) Câu 4. Cho các loài động vật: ếch, ong, ốc, giun đất, chó, kiến và rươi. Có bao nhiêu loài động vật trao đổi khí qua phổi? Đáp án là: 2 (ếch và chó) Câu 5. Cho các thành phần: sợi mang, cung mang, phiến mang và khoang mang. Mang của cá xương được cấu tạo từ mấy thành phần kể trên? Đáp án là: 3 (sợi mang, cung mang và phiến mang) Câu 6. Cho các loài động vật: tôm, ếch đồng, cá xương và chim bồ câu. Có bao nhiêu loài động vật có chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí? Đáp án là: 2 (cá xương và chim bồ câu) Câu 7. Cho các bệnh: viêm mũi, viêm phổi, viêm xoang và ung thư khí quản. Có bao nhiêu bệnh là bệnh hô hấp của đường dẫn khí? Đáp án là: 3 (trừ viêm phổi) Câu 8. Cho các tác nhân sau: virus, vi khuẩn, nicotin, bụi, nấm mốc và các khí độc hại. Trong không khí bị ô nhiễm chứa bao nhiêu tác nhân gây bệnh nêu trên? Đáp án là: 5 (trừ nicotin) Câu 9. Cho các chất hóa học: CO, tar, nicotin, hydrogen cyanide, acrolein và hemoglobin. Có bao nhiêu chất hóa học có trong khói thuốc lá? Đáp án là: 5 (trừ hemoglobin) Câu 10. Cho các loài động vật: rùa biển, rắn, ốc sên, chim, ếch và cá voi. Có bao nhiêu loài động vật phổi chứa phế nang? Đáp án là: 5 (trừ chim) Câu 11. Cho các bệnh: hen suyễn, lao phổi, covids – 19, sốt xuất huyết Ebola, viêm họng và HIV/AIDS. Có bao nhiêu bệnh kể trên là bệnh hô hấp? Đáp án là: 4 (hen suyễn, lao phổi, covids – 19 và viêm họng) Câu 12. Có bao nhiêu ý đúng về đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? 1. Diện tích bề mặt lớn. 2. Mỏng và luôn ẩm ướt. 3. Có nhiều mao mạch. 4. Có sự lưu thông khí. Đáp án là: 4 Gồm 1, 2, 3, 4. Hướng dẫn giải: Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây: + Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn. + Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng. + Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng. Câu 13. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về đặc điểm bề mặt trao đổi khí ảnh hưởng đến hiệu quả trao đổi khí? 1. Diện tích bề mặt lớn 2. Mỏng và luôn ẩm ướt 3. Có rất nhiều mao mạch
4. Có sắc tố hô hấp 5. Dày và luôn ẩm ướt Đáp án là: 4 Gồm 1, 2, 3, 4. Câu 14. Cho các động vật sau đây: lươn, dế mèn, chim bồ câu, giun đốt, ong, châu chấu, gián. Có bao nhiêu loài động vật trao đổi khí qua ống khí ? Đáp án là: 2 Gồm ong, gián Câu 15. Cho các nhóm động vật sau: sinh vật đơn bào, côn trùng, chim, động vật thủy sinh. Có bao nhiêu nhóm động vật trao đổi khí qua mang ? Đáp án là: 1 Gồm động vật thủy sinh. Câu 16. Có bao nhiêu nguyên nhân nào sau đây giúp hiệu quả hoạt động hô hấp ở chim đạt cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn? (1) Không khí giàu O 2 đi qua các ống khí liên tục kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra. (2) Không có khí cặn trong phổi. (3) Hoạt động hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí. (4) Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu CO 2 hơn. Đáp án: 3 Gồm 1,2,3 Câu 17. Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn đến khói thuốc lá có hại đối với hệ hô hấp ở người? (1) Nhiệt độ trên cạn cao. thuốc lá làm tê liệt lớp lông rung của phế quản. (2) Khói thuốc lá có thế gây ung thư phổi. (3) Khói thuốc lá chứa CO làm giảm hiệu quả hô hấp. (4) Khói thuốc lá làm nhiệt độ trong phổi tăng lên. Đáp án: 3 Gồm 1,2,3 Câu 18. Khi nói về đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí với môi trường, có bao nhiêu phát biểu nào dưới đây đúng? (1) Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể với diện tích bề mặt cơ thể khá lớn. (2) Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán qua. (3) Dưới da có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp. (4) Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S.V) khá lớn. Đáp án: 3 Gồm 2,3,4 Câu 19. Khi nói về hô hấp và sự trao đổi khí ở cá, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? (1) Nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều. (2) Cửa miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng đóng mở trái ngược nhau, (3) Dòng nước và dòng máu ngược chiều nhau khi đi qua các khe mang. (4) Máu sau khi nhận O 2 ở mang được chuyển về tim để đưa tới các cơ quan và trao đổi khí tại các tế bào. Đáp án: 3 Gồm 1,2,3 Câu 20. Khi đưa cá lên cạn thì sau một thời gian ngắn, cá sẽ bị chết. Có bao nhiêu nhận định không đúng về nguyên nhân chết của cá? (1)Mang bị khô, các tia mang bị vón lại, diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ nên cá không hô hấp được. (2) Độ ẩm trên cạn thấp. (3)Nồng độ O 2 không khí cao, bị sốc O 2 không hấp thu được O 2 của không khí. (4)Nhiệt độ trên cạn cao. Đáp án: 3 Gồm (2) (3) (4) Câu 21. Khi nói về trao đổi khí ở sâu bọ và trao đổi khí ở chim, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? (1) Các ống khí ở sâu bọ không có hệ mao mạch bao quanh còn ống khí ở chim có hệ mao mạch bao quanh.
(2) Cử động hô hấp ở sâu bọ và chim đều nhờ sự co giãn các cơ hô hấp. (3) Ở sâu bọ, trao đổi khí của các tế bào diễn ra trực tiếp với môi trường không thông qua hệ tuần hoàn; hiệu quả trao đổi khí thấp hơn. (4) Ở sâu bọ, không có sắc tố hô hấp; ở chim có sắc tố hô hấp trong dịch tuần hoàn. Đáp án: 3 Gồm (1),(2),(3) Câu 22. Khi nói về hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? (1) Myoglobin giúp dự trữ O 2 tốt hơn hemoglobin. (2) Thú có hiệu quả trao đổi khí cao hơn chim. (3) Ở cá, sự di chuyển của dòng khí song song và cùng chiều với dòng máu ở trong mao mạch mang. (4) Phổi chim có cấu trúc phế nang được bao bọc bởi hệ mao mạch dày đặc giúp trao đổi khí tốt. Đáp án: 1 Gồm (1) Câu 23. Khi so sánh giữa voi và cá voi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Lượng myoglobin trong cơ của voi có tỉ lệ cao hơn so với ở cá voi giúp dự trừ O 2 ở tế bào cơ của voi tốt hơn. (2) Tỉ lệ giữa thể tích máu / khối lượng cơ thể ở cá voi lớn hơn ở voi. (3) Trung ương thần kinh cá voi ít mẫn cảm với nồng độ H + trong máu hơn. (4) Thể tích phổi so với thể tích cơ thể ở voi bé hơn. Đáp án: 3 Gồm 2,3,4 Câu 24. Khi nói về thành phần khí CO 2 , O 2 ở túi khí trước và túi khí sau của chim, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Nồng độ O 2 trong không khí ở túi khí sau lớn hơn ở túi khí trước. (2) Nồng độ CO 2 trong không khí ở túi khí sau lớn hơn ở túi khí trước. (3) Khí ở túi khí trước chưa được trao đổi khí tại phổi. (4) Khí ở túi khí sau có thành phần giống không khí. Đáp án: 2 Gồm (1),(3) Câu 25. Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề mặt cơ thể? (1) Thủy tức;(2) Trai sông;(3) Tôm; (4) Giun tròn; (5) Giun dẹp. Đáp án: 3 Gồm (1) (4) (5) Câu 26. Có bao nhiêu nhận định sai về lý do phổi của chim không có cặn trong các nhận định sau đây? (1) Phổi chim có khả năng xẹp tối đa ép toàn bộ khí ra ngoài. (2) Dòng khí lưu thông một chiều từ túi khí trước phổi tủi khí sau rồi ra môi trường. (3) Hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí: trước và sau. (4) Khi thở ra túi khí trước được đóng lại, túi khí sau co bóp tạo lực lớn đẩy toàn bộ khí trong phổi ra ngoài. Đáp án: 3 Gồm (1) (2) (4) Câu 27. Trong các loại cơ sau đây: cơ hoành, cơ bụng, cơ ngực, cơ eo, cơ miệng, cơ liên sườn. Hoạt động của những loại cơ nào dưới đây gây ra cử động hít vào, thở ra bình thường ớ người? Đáp án: 2 Cơ hoành và cơ liên sườn Câu 28. Có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về quá trình trao đổi khí với môi trường ở động vật? (1) Được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí. (2) O 2 được vận chuyển chủ động từ môi trường ngoài vào. (3) Năng lượng hóa học có trong chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP. (4) CO 2 được thẩm thấu từ tế bào ra môi trường. Đáp án: 3 Gồm 2,3,4
Trao đổi khí được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí. Bề mặt trao đổi khí là bộ phận của cơ thể, ở đó O 2 khuếch tán từ môi trường ngoài vào tế bào còn CO 2 khuếch tán từ tế bào ra môi trường. Câu 29. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quá trình hô hấp tế bào? (1) Năng lượng hóa học có trong chất hữu cơ được chuyển đổi thành năng lượng ATP. (2) Quá trình này cần O 2 và sản sinh ra CO 2. (3) O 2 được khuếch tán từ môi trường ngoài vào. (4) CO 2 sinh ra được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí. Đáp án: 3 Gồm 1,2,4 Câu 30. Có bao nhiêu vai trò không đúng khi nói về hô hấp ở động vật trong các nhận định sau đây? (1) Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể (2) Cung cấp O 2 cho tế bào tạo năng lượng. (3) Mang CO 2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp (4) Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất. Đáp án: 1 Gồm: 3 Hô hấp ở động vật không có vai trò mang CO 2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp. Đó là chức năng của hệ tuần hoàn. Riêng ở côn trùng thì CO 2 khuếch tán trực tiếp từ tế bào vào hệ thống ống khí. Câu 31. Có bao nhiêu đặc điểm phổi của chim có cấu tạo giống với phổi của thú trong các nhận định sau đây? (1) Phế quản phân nhánh nhiều. (2) Khí quản dài. (3) Có nhiều phế nang. (4) Có nhiều túi khí. Đáp án: 3 Gồm 1,2,3 Câu 32. Có bao nhiêu động vật có hệ thống túi khí thông với phổi trong các loài sau đây? (1) Sư tử (2) Chim bồ câu (3) Sóc (4) Ếch nhái (5) Châu chấu (6) Cá chép Đáp án: 1 Chim bồ câu Câu 33. Có bao nhiêu nhận định sau đây là sai khi nói về động vật có phổi không hô hấp được dưới nước? (1) Phổi không hấp thu được O 2 trong nước. (2) Phổi không thải được CO 2 trong nước. (3) Nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được. (4) Cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước. Đáp án: 3 Gồm 1,2,4 Động vật có phổi không hô hấp dưới nước được vì khi ngập trong nước, nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được. Các loài hô hấp bằng phổi khi lặn xuống nước phải ngăn cản nước tràn vào lỗ mũi (đường dẫn khí) bằng cơ khép lỗ mũi. Câu 34. Có bao nhiêu loài sau đây là động vật trao đổi khí qua phổi? 1. Ếch nhái trưởng thành 2. Bò sát 3. Động vật nguyên sinh 4. Nấm 5. Chim 6. Động vật có vú Đáp án: 4 Gồm 1,2,5,6 Câu 35. Khi nói về bệnh đường hô hấp, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Chỉ do các tác nhân sinh học như vi khuẩn, virus gây ra (2) La bệnh không truyền nhiễm. (3) Xảy ra ở nhiều cơ quan của đường hô hấp như mũi, khí quản, phế quản, phế nang (4) Chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà không ảnh hưởng đến chức năng của các hệ khác trong cơ thể. Đáp án: 3

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.