CHẾT NÃO VÀ HIẾN MÔ TẠNG TỪ NGƯỜI CHẾT NÃO MÃ BÀI GIẢNG: CBA12.S3.17MD - Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 6 - Số lượng: 100 sinh viên - Thời lượng: 4 tiết (100 phút) - Giảng viên biên soạn: PGS-TS-BS Đồng Văn Hệ,
[email protected] (
[email protected]) - Giảng viên giảng dạy: PGS-TS-BS Đồng Văn Hệ, TS-BS Phạm Hoàng Anh, TS-BS Lê Anh Tuấn, TS-BS Trần Đình Văn, BSCKII Văn Đức Hạnh - Địa điểm giảng: Giảng đường - Mục tiêu học tập Kiến thức 1.Trình này được tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng chẩn đoán chết não 2.Trình bày được cách thức thực hiện chẩn đoán chết não tại bệnh viện 3.Trình bày được quy trình quản lý người chết não tiềm năng hiến mô tạng tạng bệnh viện 4.Trình bày được quy trình tiếp cận gia đình người chết não tiềm năng hiến để thuyết phục hiến mô tạng Kỹ năng 1.Thực hiện được các kỹ năng khai thác bệnh sử, tiền sử, thăm khám lâm sàng để đánh giá người chết não. 2.Chỉ định được các thăm dò cận lâm sàng để đánh giá người chết não 3.Phiên giải được kết quả thăm dò cận lâm sàng đánh giá người chết não 4.Lập được kế hoạch tổ chức chẩn đoán chết não 5.Lập được kế hoạch tiếp cận gia đình người chết não tiềm năng hiến để giải thích hiến mô tạng 6.Lập được kế hoạch quản lý người chết não tiềm năng hiến mô tạng. Chọn các ca bệnh khó, nằm trong các chủ đề dạy học của module, Nội dung cốt lõi, ưu tiên các bệnh không có tại bệnh phòng trong thời gian sv đi học tại khoa
2.Lập kế hoạch quản lý người chết não tiềm năng hiến mô tạng. 3.Lập kế hoạch thuyết phục gia đình người bệnh đồng ý hiến mô tạng trong trường hợp người bệnh được xác định chết não. 4.Người bệnh có dấu hiệu chết não chưa? 5.Cần thực hiện thêm những thăm dò cận lâm sàng gì để chẩn đoán xác định người bệnh chết não và phân tích kết quả thăm dò cận lâm sàng để khẳng định người bệnh chết não. 6.Lập kế hoạch tổ chức chẩn đoán chết não 1.2.Tình huống 2: Người bệnh là nam giới, 20 tuổi, bị chấn thương sọ não từ 6 ngày trước. Tại bệnh viện tỉnh, người bệnh được chẩn đoán chấn thương sọ não nặng, không chấn thương ngực bụng, không gãy chi, không chấn thương cột sống. Người bệnh được điều trị tại bệnh viện tỉnh trong tình trạng hôn mê GCS 8 điểm. Điều trị chống phù, bù dịch, dinh dưỡng, theo dõi tri giác. Bệnh không cải thiện và ngày hôm nay nặng hơn nên được chuyển tới bệnh viện trung ương trong tình trạng hôn mê sâu, GCS 5 điểm. Đồng tử hai bên dãn 4mm, phản xạ với ánh sáng kém, sốt 37,8 độ C, thở qua bóng bóp, ống thông dạ dày có dịch màu vàng sẫm. Mạch 86 lần/phút, huyết áp 120/80mmHg. Phim cắt lớp vi tính tại tuyến tỉnh (2 ngày trước khi chuyển bệnh viện trung ương): não phù, dập não nhỏ rải rác vùng trán hai bên, bể đáy xoá. Câu hỏi: 1.Người bệnh có phải là chết não tiềm năng hiến mô tạng không? 2.Cần đánh giá thêm những thăm khám, xét nghiệm gì để xác định tình trạng người bệnh. Diễn biến tiếp theo: Kết qủa xét nghiệm cho thấy Natri máu tăng 160, đường máu tăng 15, phim chụp cắt lớp ghi nhận hình ảnh thiếu máu não rộng hai bán cầu, bể đáy xoá, đường giữa không di lệch, não thất không dãn. Đo áp lực trong sọ (ICP-intracranial pressure) ghi nhận áp lực tăng không đáng kể 22mmHg. Người bệnh được điều trị nội trong khoa hồi sức 1 tháng: thở máy, điều chỉnh rối loạn điện giải, đường, dinh dưỡng, chống nhiễm trùng, phòng chống loét. phục hồi chức năng.... Mở khí quản ngày thứ 10. Ra viện trong tình trạng mắt mở, đồng tử hai bên 2,5mm, thở qua ống mở khí quản, ăn qua ống thông dạ dày, cấu nhích tay chân. Khám lại sau 3 tháng: tình trạng sống thực vật. Khám
lại sau 3 năm: chẩn đoán sống thực vật, tự thở qua miệng (đã rút ống mở khí quản). Gia đình điện thoại hỏi tư vấn về vấn đề hiến mô tạng vì người bệnh không có khả năng hồi phục. Câu hỏi: 1.Người chết não có thể hiến những mô tạng nào 2.Để trả lời có thể hiến mô tạng nào, cần đánh giá như thế nào? 3.Người sống thực vật có thể hiến mô tạng hay không? 1.3.Tình huống 3: Người bệnh nam 68 tuổi, bị đột ngột ngừng thở, ngừng tim tại nhà lúc 19h, gia đình xoa bóp tim, hô hấp nhân tạo, và được gia đình đưa tới phòng cấp cứu lúc 19h20 phút trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử dãn hai bên. Tại khoa cấp cứu, người bệnh được chẩn đoán: chết lâm sàng và cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng cách bóp tim, đặt ống nội khí quản, thở máy. Câu hỏi: 1.Người bệnh bị chết lâm sàng có thể hiến mô tạng không? 2.Người bệnh 68 tuổi có thể hiến mô tạng hay không? Diễn biến tiếp theo: Sau thời gian hồi sức 10 phút, tim người bệnh đập lại nhưng vẫn thở máy, cần dùng thuốc trợ tim. Đánh giá các xét nghiệm, thăm dò, chụp cắt lớp vi tính ghi nhận người bệnh bị tai biến mạch não vùng thân não. Người bệnh tiến triển nặng hơn và được chẩn đoán chết não vào ngày thứ 5 sau khi nhập viện. Đánh giá kỹ hơn về khả năng hiến ghi nhận: người chết não đã từng nghiện heroin, trên người có nhiều hình xăm ở lưng, cánh tay và chân. Người bệnh đã được chẩn đoán ung thư phổi (chưa phát hiện di căn) và đang điều trị ung thư phổi từ 2 năm. Đánh giá lại không thấy dấu hiệu di căn của ung thư phổi. Phim cắt lớp vi tính phổi không còn khối u. Xét nghiệm viêm gan B dương tính. Xét nghiệm HIV âm tính. Người bệnh bị sốt cao từ 2 ngày và được chẩn đoán viêm phổi, nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn. Câu hỏi: 1.Người bệnh nghiện heroin có thể hiến hay không? 2.Người bệnh có nhiều hình xăm trên người có thể hiến hay không?