Nội dung text 25-su-that-thu-vi-ve-tieng-Han-Quoc.pdf
6. Tương truyền, các nguyên âm đều được sáng tạo trên nguyên lý âm dương và Tam Tài (Thiên - Địa - Nhân). Các nguyên âm đều được cấu tạo bởi "ᆞ" là Dương, tượng trưng cho Thiên, "ᅳ" là Âm, tượng trưng cho Địa, và "ᅵ" là Trung gian, tượng trưng cho Nhân. 7. Tiếng Hàn không có dấu như tiếng Việt, nhưng có ngữ điệu lên xuống: 밥 먹었어 (xuống giọng thì thành câu thường, lên giọng thì thành câu hỏi) 8. Khoảng 50% các từ vựng tiếng Hàn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên chung quy là Trung Quốc đã chiếm hữu lãnh thổ của 2 miền Triều Tiên trong suốt 2000 năm. Nhật Bản và Việt Nam cũng có nhiều từ mượn từ chữ Hán.Theo thống kê của Viện ngôn ngữ quốc gia Hàn Quốc thì 9. Trong nhiều thập kỷ qua, tiếng Hàn ngày càng phát triển thêm khi vay mượn nhiều từ tiếng Anh và chúng thường bị thêm ý nghĩa khác. Vì thế từ seobiseu - 서비스 (service) bên cạnh ý nghĩa cơ bản của nó, thì nó được sử dụng để chỉ dịch vụ khuyến mãi được cung cấp thêm. Ví dụ, một món tráng miệng miễn phí tại nhà hàng hoặc một dịch vụ miễn phí kèm theo tại khách sạn. 10.Một số từ mượn trong tiếng Hàn xuất hiện theo một cách khá lòng vòng. Nhiều từ khác nhau đến từ tiếng Đức thông qua những người Nhật cai trị Hàn Quốc và là đồng minh của Đức trong Thế chiến II. Ví dụ, từ “làm thêm” - 아르바이트 (areubaiteu) là “chế độ làm theo giờ” - 시간제. 11.Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính, muốn tạo ra một từ mới thì có thể dùng các âm (vần, chữ) để tạo ra một từ mới. Nếu bạn biết dịch các thành phần, bạn có thể đoán được ý nghĩa của nó. Ví dụ, từ "bình hoa" (꽃병, kkoch byeong) được hình thành từ sự kết hợp giữa "hoa" (꽃, kkoch) và "bình" (병, byeong). 12.Tiếng Hàn là ngôn ngữ khó với người châu Âu, họ cần 2200 giờ để học, nhưng với người thuộc vùng văn hóa chữ Hán (한자문화권) thì đây là ngôn ngữ khá dễ, nhất là phần từ vựng gốc Hán. Người Việt học tiếng Hàn khá dễ so với các ngôn ngữ khác.
13.Tên tiếng Hàn hiện đại thường bao gồm 3 âm tiết. Trong trường hợp này, âm tiết đầu tiên là họ, hai âm tiết còn lại là tên. Lấy ví dụ, Kim Il-sung hoặc Lee Myung-bak. Nhưng hầu hết các tên không có dấu hiệu để nhận biết giới tính. Tức là cái tên có thể thuộc về cả nam lẫn nữ. Cần lưu ý rằng chỉ được phép liên lạc bằng tên giữa họ hàng hoặc bạn bè thân thiết. Nếu là người ngoài thì có thể bị coi như một sự xúc phạm. Những từ ngữ xưng hô thường dùng để chỉ địa vị của một người: “Chúa”, “Thầy”, “Quý ngài”, “Quý ông”. 14.Trong tiếng Hàn, 2 hệ thống chữ số được sử dụng đó là số thuần Hàn và số Hán Hàn. Số thuần Hàn thường được dùng cho các số dưới 100, số Hán Hàn dùng cho các số lớn hơn và cũng được dùng để đếm số lần. Tuy nhiên quy tắc sử dụng các loại số khác nhau nói chung rất phức tạp và có thể gây khó khăn cho người học ngôn ngữ. 15.Trật tự ngữ pháp tiếng Hàn theo nguyên tắc SOV (chủ ngữ - tân ngữ - động từ), giống tiếng Nhật. Hoàn toàn ngược với tiếng Việt và tiếng Anh. Động từ luôn nằm ở cuối câu. 16.Khác với tiếng Việt thì vị trí quyết định thành phần trong câu, ngược lại, trong Hàn, thành phần câu có trợ từ để chỉ vai trò, vì thế vị trí thành phần câu có thể thay đổi mà ý nghĩa không thay đổi. 17.Định ngữ rất quan trọng trong tiếng Hàn. Sử dụng được định ngữ hoàn thiện thì giao tiếp tiếng Hàn mới hoàn thiện. 18.Tiếng Hàn không có thời thế như tiếng Anh (chính xác là không quá khó như tiếng Anh), tiếng Hàn giống tiếng Việt, khi sử dụng thời thế thì sử dụng phương pháp chắp dính để thể hiện. 19.Tháng 8 năm 2022, ở Việt Nam có 52 trường đại học và cao đẳng đào tạo khoảng 16.000 sinh viên đang học tiếng Hàn, ở Hàn Quốc có khoảng 30.000 du học sinh Việt Nam. Trong khi ở Hàn Quốc số sinh viên học tiếng Việt chỉ khoảng vài trăm. 20.Chứng chỉ nổi bật nhất của tiếng Hàn là TOPIK, kể từ 2023 áp dụng thi nói (không bắt buộc), tổ chức mỗi năm khoảng 3 kỳ thi tại Việt Nam, chứng chỉ thi để xuất khẩu lao động là EPS thì tổ chức tùy theo tình hình. Hàn Quốc sử dụng tiếng Hàn làm công cụ mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu.