Nội dung text ĐỀ+ HDG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CẢM ỨNG THỰC VẬT.docx
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Tính cảm ứng của thực vật là khả năng A. nhận biết các thay đổi môi trường của thực vật. B. phản ứng của thực vật trước thay đổi của môi trường. C. nhận biết và phản ứng kịp thời với các thay đổi của môi trường. D. chống lại các thay đổi của môi trường. Hướng dẫn giải Đáp án C Tính cảm ứng bao gồm 2 quá trình là “cảm nhân’' và “phản ứng". Đó là nhận biết các tác động kích thích của môi trường và phản ứng kịp thời với các kích thích đó. Câu 2. Các hình bên mô tả hiện tượng gì ở thực vật ? A. Hướng động. B. ứng động. C. Vận động. D. Cảm ứng Hướng dẫn giải Đáp án C Câu 3. Khi nói về tính hướng động của rễ cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Rễ cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dưong. B. Rễ cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm. C. Rễ cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm. D. Rễ cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương. Hướng dẫn giải Đáp án B. Rễ cây vươn về phía lòng đất và tránh xa ánh sáng, nhờ vậy mà rễ hút được hiều nước và ion khoáng để cung cấp cho cây. Câu 4. Khi nói về tính hướng động của ngọn cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương.
B. Ngọn câv có tính hướng đất dương, hướng sáng âm. C. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm. D. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương. Hướng dẫn giải Đáp án A. Ngọn cây vươn về phía ánh sáng và tránh xa đất, nhờ vậy mà cây vươn về phía ánh sáng để thu được nhiều ánh sáng cung cấp cho quang hợp Câu 5. Quan sát hình bên cho biết đây là kiểu hướng động gì? A. Hướng trọng lực. B. Hướng sáng âm. C. Hướng sáng dương. D. Hướng tiếp xúc. Hướng dẫn giải Đáp án A Câu 6. Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đinh của thân cây hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào? A. Hướng hoá. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng trọng lực. D. Hướng sáng. Hướng dẫn giải Đáp án C Đinh sinh trương của rễ cây hướng vào lòng đất tức là hướng trọng lực dương, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại tức là hướng trọng lực âm Câu 7. Khi côn trùng đậu vào lá của cây bắt ruồi thì lá khép lại. Đây là kết quả của kiểu cảm ứng nào sau đây? A. ứng động sinh trưởng. B. ứng động sức trương nhanh. C. ứng động sức trương chậm. D. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. Hướng dẫn giải
Đáp án D. Cây ăn sâu bọ thường là những loài sống ớ vùng đầm lầy, hoặc ở vùng đất cát nghèo muối khoáng, hoặc ơ vùng dất thiếu đạm cho nên bắt động vật để lấy khoáng và lấy nitơ. Khi con mội đậu vào lá trên đó có các lông hoặc các bộ phận xem như hóa thụ quan nhận biết con môi có thê cung cấp dinh dưỡng cho cây sức trương nước giảm các gai, tua, lông cụp, các nẳp đậy lại giữ chặt con mồi. Đây là kết quả của kiêu cám ứng ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. Câu 8. Vận động nở hoa ở cây nghệ tây thuộc loại cảm ứng nào sau đây? A. Hướng sáng. B. ứng động nhiệt. C. ứng động sức trương.D. úng động không sinh trưởng. Hướng dẫn giải Đáp án B. Hoa nghệ tây có thể nở, cụp theo sự thay đổi của nhiệt độ. Đây là dạng ứng dộng sinh trưởng với tác nhân là sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Câu 9. Ví dụ nào sau đây không phải là cảm ứng của thực vật? A. Sự cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm. B. Lá cây lay động khi có tác động của gió. C. Lá cây bị héo khi cây mất nước. D. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời. Hướng dẫn giải Đáp án B. Cảm ứng ở thực vật là phản ứng của cơ thể thực vật trả lời lại các kích thích của môi trường giúp cơ thể ngày càng thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường. Trong các ví dụ trên, ví dụ không phải là cảm ứng của thực vật là: Lá cây lay động khi có gió. Câu 10. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không thuộc hình thức vận động theo đồng hồ sinh học? A. Lá bàng rụng vào mùa đông. B. Hoa nở vào ban đêm. C. Hoa vào khoảng 9-10 giờ. D. Lá cụp xuông khi chạm tay vào. Hướng dẫn giải Đáp án D. Hình thức vận động theo đồng hồ sinh học là hình thức phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi có tính chu kì của môi trường, kéo theo những phản ứng của thực vật cũng có tính chu kì. Những sự thay đổi có tính chu kì cua môi trường tự nhiên thường là thay đổi nhiệt độ, ánh sáng theo ngày đêm, theo mùa... Trong các ví dụ trên thì vận động “lá cụp xuống khi chạm tay vào" không phái là vận động theo đồng hồ sinh học. Câu 11. Khi đặt một cây nằm ngang, sau một thời gian ta thấy rễ cây quay về phía mặt đất. Nguyên nhân là do A. rễ cây bò ra dài để tìm nguồn dinh dưỡng sâu trong lòng đất. B. sự thiếu nước khiến rễ cây co xuống để tìm mạch nước ngầm. C. mặt trên của rễ có lượng auxin thích hợp nên kích thích tế bào phân chia, lớn lên và kéo dài làm rễ cong xuống phía dưới. D. rễ cây buộc phải hướng sâu vào lòng đất để nhằm cố định thân cây và giữ chặt cây vào đất.
Hướng dẫn giải Đáp án C. Rễ cây hướng đất âm (sinh trướng về phía lòng đất) là do họocmon auxin phân bố không đều ở mặt trên và mặt dưới của rễ. Sự khác nhau vê nông độ auxin đã dẫn tới kích thích sự sinh trưởng không đều của rễ làm cho rễ uốn cong về phía mặt đất. Câu 12. Trường hợp nào sau đây là hướng động? A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi. B. Vận động cụp lá của cây trinh nữ. C. Vận động hướng sáng của cây sồi. D. Vận động hướng mặt trời của hoa cây hướng dương. Hướng dẫn giải Đáp án C. Hướng động là tính cám ứng có hướng (theo một hướng xác định) của thực vật. Trong 4 trường hợp nêu trên thì chì có trường hợp vận động hướng sáng của cây sồi là hướng động, các trường hợp còn lại là ứng dộng. Câu 13. Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng? A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi. B. Vận động hướng đất của rễ cây đậu. C. Vận động hướng sáng của cây sồi. D. Vận động hướng mặt trời của hoa cây hướng dương. Hướng dẫn giải Đáp án A. Trong các trường nêu trên thì vận động hướng đất và vận động hướng sáng là thuộc hướng động. Vận động hướng mặt trời của hoa cây hướng dương là ứng động sinh trưởng (liên quan đến sự sinh trường của cây). Chi có vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi không liên quan đến sự sinh trưởng, do sự mất nước của tế bào thể gối). Câu 14. So với tính cảm ứng ở động vật thì biểu hiện của tính cám ứng ở thực vật là những phản ứng A. diễn ra nhanh và thường khó nhận thấy. B. diễn ra chậm và thường dễ nhận thấy, C. diễn ra nhanh và thường dễ nhận thấy. D. diễn ra chậm và thường khó nhận thấy. Hướng dẫn giải Đáp án D. So với cảm ứng ở động vật thì biểu hiện của tính cảm ứng ở thực vật là những phản ứng diễn ra chậm và thường khó nhận thấy. Nguyên nhân là vì biểu hiện của ảm ứng ở thực vật thường gắn với sự sinh trưởng của cây hoặc các vận động chất nguyên sinh với tốc độ thực hiện chậm nên khó nhận thấy hơn các cảm ứng của động vật. Câu 15. Các cây ăn thịt “bắt mồi” chủ yếu để lấy chất nào sau đây? A. nước. B. prôtêin. C. lipit. D. nitơ. Hướng dẫn giải Đáp án D.